Cho biết đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của vùng trung du và miền núi Bắc Trung Bộ

1 câu trả lời

 dap an:

Việc khai thác điều kiện lợi thế tự nhiên, dư địa phát triển, sản xuất nông nghiệp trong vùng đã có bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác. Giai đoạn 2004 – 2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng đạt bình quân 4,87%/năm; trong khi cả nước là 4,6%.

Chẳng hạn là việc hình thành một số vùng cây sản xuất hàng hóa như: chè, lúa, cây ăn quả…; trong đó, có vùng cây ăn quả lớn thứ hai của cả nước với 174.000 ha, tăng 48.000 ha so với năm 2004. Trong chăn nuôi đã hình thành các địa bàn chăn nuôi tập trung như vùng chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa chất lượng cao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La. Trong sản xuất lâm nghiệp, vùng đã có  tỷ lệ che phủ rừng tăng khá cao, từ 42,9% lên 55,6%, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân. Về thủy sản, nuôi trồng thủy sản của vùng tuy không có diện tích  và sản lượng lớn để xuất khẩu nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của địa phương; sinh kế quan trọng của người dân; góp phần cung cấp sản phẩm thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Với những nỗ lực trên, hiện nay, nông dân ở TDMNBB đã phát huy vai trò chủ thể, tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị, thu nhập ngày càng tăng.

Tuy nhiên, TDMNBB vẫn đang còn gặp phải nhiều hạn chế như sản xuất vẫn ở hình thức nhỏ lẻ, manh mún, tự cung cự cấp, khó hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn. Quá trình bảo quản, chế chiến sau thu hoạch vẫn chủ yếu ở dạng sơ chế khiến giá trị thấp, giảm lợi thế cạnh tranh.

Chưa kể đến, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình sản xuất còn chậm, hiệu quả thấp, các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp và nông dân chưa nhiều.

Một điểm hạn chế nữa là tỷ lệ đạt tiêu chí nông thôn mới ở TDMNBB còn thấp hơn so với bình quân của cả nước, đặc biệt là tiêu chí về hạ tầng.

Toàn cảnh hội nghị

Thảo luận tại hội nghị, đại diện các Sở NN-PTNT các tỉnh TDMNBB cũng nêu những kết quả đạt được và những khó khăn của địa phương trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Giám đốc sở NN-PTNT Hà Giang Nguyễn Đức Vinh cho biết, khó nhất của tỉnh là vốn sản xuất, hiện nay mỗi năm địa phương phải chi từ 60-90 tỷ đồng ngân sách để trả lãi các khoản vay đầu tư vào nuôi ong, trồng cam và chăn nuôi gia súc.

Bên cạnh đó, Hà Giang cũng áp dụng triệt để các giải pháp kỹ thuật vào chăn nuôi, trong đó tập trung vào con giống và đào tạo tay nghề cho lực lượng thú y, khuyến nông cơ sở.

Với Sơn La, Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Thành Công nói tỉnh đã phát huy lợi thế để chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây có hiệu quả, ví dụ như giảm diện tích trồng ngô chuyển sang cây ăn quả. Để làm được điều đó, tỉnh đã quyết liệt chuyển đổi tổ chức sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản.

Về phía cơ quan chức năng, ông Điển đại diện Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị, nên phân chia ngân sách phát triển rừng theo tỷ lệ che phủ của các tỉnh, nơi nào nhiều rừng thì được đầu tư nhiều hơn.

Một vấn đề nữa là cần đẩy mạnh dự báo, cảnh báo cho TDMNBB, khu vực trong 15 năm qua có đến hơn 2.000 thiệt mạng do thiên tai, chủ yếu là do lũ quét và sạt lở đất. Bên cạnh việc dự báo, bố trí lại các khu vực dân cư cũng là một giải pháp cần xem xét để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai ở TDMNBB.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm