Câu 4. Xương dài ra và to ra do đâu? Nêu thành phần hóa học ở xương? Giải thích vì sao xương người già giòn, dễ bị gãy và khi gãy thì lâu phục hồi
2 câu trả lời
~ gửi bạn ~
---
`1)` Xương dài ra và to ra do đâu?
`=>`
`+` Xương to ra bề ngang: nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương
`+` Xương dài ra: nhờ sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng
----
`2)` Nêu thành phần hóa học ở xương?
`=>`
`+` Thành phần hoá học của xương bao gồm `2` phần chính:
`-` Cốt giao: làm cho xương có tính mềm dẻo
`-` Muối khoáng: Làm cho xương bền chắc.
----
`3)` Giải thích vì sao xương người già giòn, dễ bị gãy và khi gãy thì lâu phục hồi
`=>`
Ở người già do xương bị phân hủy nhiều hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao `↓` `→` xương trở nên giòn và dễ gãy khi bị va chạm. Chất cốt giao ngoài đảm bảo cho xương sự bền dẻo còn tham gia quá trình dinh dưỡng xương, do ở tuổi già chất hữu cơ bị `↓` nên khi gãy xương khó phục hồi.
Đáp án+giải thích:
Câu 4:
-Xương to ra nhờ các tế bào ở màng xương phân chia.
-Xương dài ra nhờ sự phân chia của các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.
*Thành phần hóa học của xương:
-Chất hữu cơ(cốt giao):đảm bảo tính bền dẻo cho xương.
-Chất vô cơ(muối khoáng như muối canxi):làm cho xương bền chắc.
-Xương ở người già giòn,dễ gãy và khi gãy thì lâu phục hồi vì ở người già sự phân hủy ở xương nhiều hơn sự hình thành,bền cạnh đó,tỉ lệ chất hữu cơ(cốt giao) giảm nên xương không còn bền dẻo mà trở nên giòn,dễ gãy,chất hữu cơ còn hỗ trợ cho quá trình dinh dưỡng của xương nên khi chất hữu cơ giảm thì xương bị gãy sẽ chậm hoặc khó hồi phục.