Câu 4. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích các hiện tượng sau: a) Vì sao sau khi chơi thể thao hoặc lao động nặng cơ thể chúng ta thường thở gấp? b) Vì sao khi ta ợ lại có vị chua? c) Vì sao khi nhai cơm trắng lâu trong miệng ta lại thấy có vị ngọt? d) Vì sao phế nang là đơn vị chức năng của phổi?

1 câu trả lời

a.Trong lúc tập thể dục, hai cơ quan quan trọng nhất bị làm việc là tim và
phổi. Phổi mang oxy đến cho cơ thể, để cung cấp năng lượng, và thải khí
carbonic, phế phẩm tạo ra khi bạn sinh ra năng lượng. Tim bơm oxy đến
các cơ đang vận động.
Khi bạn vận động và các cơ bắp làm việc nặng nhọc, cơ thể bạn sử dụng
nhiều oxy hơn và sinh ra nhiều khí carbonic hơn. Để thích ứng với nhu
cầu thêm này, hơi thở của bạn phải tăng từ khoảng 15 nhịp một phút
(12 lít không khí) khi nghỉ ngơi, lên đến khoảng 40 đến 60 nhịp một phút
(100 lít không khí) trong lúc tập thể dục. Hệ tuần hoàn của bạn cũng
phải tăng tốc độ chuyên chở oxy đến các cơ để chúng duy trì hoạt động.
Khi phổi bạn còn khỏe mạnh, bạn vẫn giữ một khả năng dự trữ hô hấp lớn. Bạn có thể cảm
thấy “hết hơi” sau khi tập, nhưng bạn sẽ không bị “hụt hơi”. Khi chức năng hô hấp bạn bị giảm,
bạn có thể sử dụng một phần lớn dự trữ hô hấp của mình. Điều đó có thể làm bạn cảm thấy
“hụt hơi”, là một cảm giác rất khó chịu, nhưng nói chung là không có gì nguy hiểm

b.)Khi ta có triệu chứng ợ chua, tức là dạ dày đang có vấn đề.

Bình thường, dịch dạ dày có ở trong dạ dày, không trào lên miệng, nhưng khi có tác nhân kích thích nào đó, làm cho trương lực co bóp của dạ dày tăng lên cao, đẩy dịch dạ dày lên cao hết chiều dài thực quản, đến miệng.

Dịch này có vị chua, dịch có vị chua này chính là axit trong dịch vị dạ dày.

 c.) Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

d.Trong phổi là các chùm phế nang ở người có tới 700-800 triệu phế nang , xung quanh còn cis hệ thống mao mạch dày đặc nơi xảy ra các quá trình trao đổi khí . Sự trao đổi khí ở phế nang ( ôxi từ phế nang vào máu , các bon nic từ máu vào phế nang ) chính là sự trao đổi khí ở phổi . Vì thế phế nang được coi là đơn vị chức năng của phổi

Câu hỏi trong lớp Xem thêm