Câu 21: Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của đức tính tôn trọng người khác? A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản. B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người. C. Làm cho xã hội công bằng, tốt đẹp hơn. D. Là cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Câu 22: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ chọn cách giải quyết nào dưới đây? A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết. B. Hô hoán, nhờ sự trợ giúp của người lớn. C. Đèo em bé đó đến gặp công an. D. Đạp thật nhanh về nhà. Câu 23: Câu nói “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” ( Descartes ) thể hiện đức tính nào dưới đây ? A. Liêm khiết B. Tôn trọng lẽ phải C. Tôn trọng pháp luật D. Giữ chữ tín Câu 24: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện A. P là người tiết kiệm. B. P là người vô cảm. C. P là người giả tạo. D. P là người liêm khiết, tốt bụng. Câu 25: Câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nào dưới đây nói về tính liêm khiết? A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Khó mà biết lẽ, biết lời Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang C. Lá lành, đùm lá rách. D. Áo rách, cốt cách người thương. Câu 26: Cho tình huống: “A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện. A bèn nói: Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật”. Trong tình huống này em lên làm như thế nào? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng. D. Đe dọa A, bắt A phải đưa hết tiền cho mình. Câu 27: Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nói đến phẩm chất đạo đức nào đưới đây? A. Tấm lòng tôn trọng đối với thầy giáo. B. Tấm lòng trung thành đối với thầy giáo. C. Tấm lòng tự trọng của học sinh đối với thầy giáo. D. Tấm lòng vị tha đối với thầy, cô giáo. Câu 28: Phương án nào dưới đây không được gọi là tôn trọng người khác? A. Luôn bao dung với những lỗi lầm của người khác. B. Chỉ nên dành sự tôn trọng cho ai tôn trọng mình. C. Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi. D. Luôn lễ phép, chào hỏi khi gặp người lớn tuổi. Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản. B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người. C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. D. Làm ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ xã hội. Câu 30: Để được mọi người xung quanh tôn trọng trước hết chúng ta phải A. học thật giỏi. B. thật giàu có. C. tôn trọng người khác. D. trở nên nổi tiếng.

2 câu trả lời

21:A

22:B

23:D

24:D

25:D

26:A

27:C

28:B

29:D

30:C

21:D 22:B 23:B 24:D 25:A 26:A 27:A 28:B 29:D 30:C
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

2 lượt xem
2 đáp án
56 phút trước