Câu 2: (2diem) a, Kể tên các cơ quan trong hệ hô hấp của người và nêu chức năng của chúng? b, Khi lao động nặng cơ thể cần lượng oxi cao, hoạt động hô hấp của cơ thể diễn ra như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đó ? Câu 4: ( 3 điểm) a,Hãy trình bày sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng? b,Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng ta có cảm giác ngọt?
2 câu trả lời
Đáp án:
Câu 2:
a,Cơ quan trong hệ hô hấp chia ra làm 2 phần:
-Đường dẫn khí: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.
=> Chức năng: dẫn khí vào và ra, làm ấm và ẩm khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi.
- Hai lá phổi: phổi bên trái và phổi bên phải.
=> Chức năng: là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
b, Khi lao động nặng cơ thể cần lượng oxi cao, hoạt động hô hấp của cơ thể diễn ra theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).
Câu 4:
a, sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng:
- Hoạt đông biến đổi lí học: thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
-> Tác dụng:làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt.
- Hoạt động biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo.
b,Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng ta có cảm giác ngọt:
-Vì trong nước bọt của ta có enzim amilaza, enzim này biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đường mantozo, đường này làm cho vị giác trên lươi của chúng ta thấy vị ngọt
Đáp án:
Câu 2: (2diem) a, Kể tên các cơ quan trong hệ hô hấp của người và nêu chức năng của chúng?
*Cấu tạo hệ hô hấp: Gồm các cơ quan ở đường dẫn khí ( Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản) và hai lá phổi.
*Chức năng:
- Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi.
- Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
b, Khi lao động nặng cơ thể cần lượng oxi cao, hoạt động hô hấp của cơ thể diễn ra như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đó ?
→ Khi lao động nặng làm nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).
Câu 4: ( 3 điểm) a, Hãy trình bày sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng?
Hình ảnh 1
b,Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng ta có cảm giác ngọt?
→ Khi ta nhai cơm hoặc bánh mì lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của emzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác dụng lên các gai vị giác nên ta cảm thấy ngọt