Câu 1:Trình bày khái niệm về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ Câu 2:Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng?Vì sao phân lân,phân hữu cơ thường dùng bón nót Câu 3:Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp? Câu 4:Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và trồng cây con Câu 5:Hãy nêu tác hại của thuốc hóa học trừ sâu, bệnh đối với môi trường, con người và các sinh vật khác Câu 6:Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thờ đối với nông sản. Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thế nào
2 câu trả lời
* Khái niệm:
- Bệnh hại: là trạng thái không bình thường của cây do điều kiện sống bất lợi hoặc do vi sinh vật gây nên
- Sâu hại: là loài động vật thuộc ngành chân khớp cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
* Cách phòng trừ sâu, bệnh hại :
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.
+ Biện pháp thủ công.
+ Biện pháp hoá học.
+ Biện pháp sinh học.
+ Biện pháp kiểm dịch thực vật.
Câu 2 :
+ Tác dụng của làm đất:
- Làm cho đất tơi xốp.
- Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng
- Diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh
- Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt
+ Tác dụng của bón phân lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, để phân có thời gian phân hủy thành các chất tan thì cây mới hấp thụ được. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.
câu 3 :
Kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng giúp chúng ta phát hiện ra mầm mống sâu bệnh có trong hạt hay giống có lẫn hạt khác hoặc cỏ dại không. Ngoài ra còn làm kích thích hạt nảy mầm nhanh và diệt trừu sâu bệnh có ở hạt
Câu 4 :
Ưu điểm: tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh
Nhược điểm: không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến
Trồng cây con:
Ưu điểm: ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu
Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao hơn
Câu 5 :
* Đối với con người:
- Khi ta ăn những loại thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu thì ta dễ bị ngộ độc thực phẩm trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
* Đối với động, thực vật tự nhiên:
- Làm cho động vật bị ngộ độc.
- Việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc sử dụng, mua thuốc trừ sâu không đúng cũng dẫn đến làm hư hại cây trồng.
(Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số loài động, thực vật trên thế giới bị tuyệt chủng)
* Đối với môi trường:
- Làm ô nhiễm đất
- Ô nhiễm nước sông, nước ngầm
Câu 6 :
- Thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản để giảm hao hụt, giữ được chất lượng sản phẩm, sử dụng được lâu dài…
- Ở địa phương em đa số là trồng lúa: Nên song song với việc thu hoạch đúng thời hạn là sự kết hợp với phương pháp bảo quản kín. Thóc sau khi phơi khô sẽ được đóng bao tải và cho vào kho.
Câu 1:
Bệnh hại: là trạng thái không bình thường của cây do điều kiện sống bất lợi hoặc do vi sinh vật gây nên
Sâu hại: là loài động vật thuộc nghành chân khớp cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Đầu có 2 đôi râu, bụng có 2 đôi cánh và đôi chân
Cách phòng trừ sâu, bệnh hại:
– Trừ sớm, kịp thời nhanh chóng và triệt để.
– Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.Trừ sớm, kịp thời nhanh chóng và triệt để.
Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
– Vệ sinh đồng ruộng
– Làm đất
– Gieo trồng đúng thời vụ
– Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí
– Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích
– Sử dụng giống chống sâu, bệnh hại, cắt rạ sau khi gặt
– Cắt cỏ xung quanh bờ
Câu 2:
Làm đất:
– Làm cho đất tơi xốp.
– Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng
– Diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh
– Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt
Bón phân lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ
+Phân lân phân hữu cơ là loại phân khó tan người ta dùng bón lót để cây hút chất dinh dưỡng từ từ. Phân lân bón lót là loại có thành phần dinh dưỡng ít hoặc không hòa tan
Câu 3:
-Kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng giúp chúng ta phát hiện ra mầm mống sâu bệnh có trong hạt hay giống có lẫn hạt khác hoặc cỏ dại không. Ngoài ra còn làm kích thích hạt nảy mầm nhanh và diệt trừu sâu bệnh có ở hạt
Câu 4:
Gieo bằng hạt:
Ưu điểm: tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh
Nhược điểm: không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến
Trồng cây con:
Ưu điểm: ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu
Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao hơn
Câu 5:
Đối với con người:
- Khi ta ăn nhưng loại thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu thì ta dễ bị ngộ độc thực phẩm trường hợp nặng lắm là dẩn tới tử vong.
Đối với động,thực vật tự nhiên:
- Làm cho động vật bị ngộ độc.
- Việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc sử dụng,mua thuốc trừ sâu ko đúng cũng dẫn đến làm hư hại cây trồng.
(Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến môt số loài động,thực vât trên thế giới bị tuyệt chủng)
Đối với môi trường:
- Làm ô nhiễm đất
- Ô nhiễm nước sông, nước ngầm
Câu 6:
Để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản
Bảo quản hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản
Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thơi gian sản phẩm
Ở địa phương: đã thực hiện thu hoạch đúng thời vụ kịp thời sau đó bảo quản và chế biến nông sản mà mình tạo ra.
Chúc bạn học tốt