Câu 1:Hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển cây công nghiệp của vùng Tây Nguyên Câu 2 :chứng minh rằng nước ta có nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch . kể tên những địa điểm du lịch nổi tiếng được công nhận là di sản theo thứ tự từ bắc vào nam Giúp em với;)em vote cho ****
2 câu trả lời
Câu 1:Hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển cây công nghiệp của vùng Tây Nguyên
Trả lời:
a) Thuận lợi:
*Điều kiện tự nhiên:
+ Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
+ Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
+ Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
+ Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).
* Về kinh tế – xã hội:
+Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
+Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
+Người dân có kinh nghiệm.
+Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
+Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.
b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
– Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.
Câu 2 :chứng minh rằng nước ta có nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch . kể tên những địa điểm du lịch nổi tiếng được công nhận là di sản theo thứ tự từ bắc vào nam
Trả lời:
*Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch
– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch .
– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp .
• Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch .
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch.
– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội
+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động.
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch .
*Những địa điểm du lịch nổi tiếng được công nhận là di sản:
-Vịnh Hạ Long.
-Hoàng thành Thăng Long.
-Quần thể danh thắng Tràng An.
-Thành nhà Hồ
-Phố cổ Hội An.
-Quần thể di tích Cố đô Huế
-Thánh địa Mỹ Sơn.
-...
1.
Thế mạnh:
a. Điều kiện phát triển:
- Điều kiện tự nhiên
+ Đất đỏ badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn →thuận lợi cho việc hình thành các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.
+ Khí hậu: cận xích đạo nhưng do ảnh hưởng của độ cao nên có thể trồng cả cây CN nhiệt đới (cà phê, cao su, tiêu) và cây CN có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong phát triển cây công nghiệp.
+ Chính sách phát triển cây CN của nhà nước, chính sách giao đất, giao rừng cho vay vốn sản xuất.
+ Công nghiệp chế biến cà phê được đẩy mạnh.
+ Thị trường rộng mở, đb là các thị trường khó tính như Bắc Mĩ, Tây Âu.
b. Tình hình sản xuất và phân bố:
- Cây cà phê: là cây CN quan trọng số 1 Tây Nguyên. Chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất 259 nghìn ha.
+ Cà phê chè: trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.
+ Cà phê vối: được trồng ở vùng nóng hơn, chủ yếu ở Đăk Lăk.
- Cây chè: trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai.
- Cây cao su: trồng chủ yếu ở Gia Lai và Đăk Lăk (vùng trồng cao su lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ)
→ Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp đã thu hút hàng vạn lao động, và tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên…
Hạn chế:
+ Chưa đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, còn những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, chưa sử dụng hợp lí tài nguyên.
+ khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp còn bị hạn chế
2.
Tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn :
* Tài nguyên du lịch tự nhiên :
- Địa hình :
+ Nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển đẹp có thể khai thác xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng: Nha Trang (Khánh Hòa), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng),...
+ Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo hấp dẫn khách du lịch: hang động cacxto, cả nước có khoảng 200 hang động, với 2 di sản thiên nhên thế giới (vịnh Hạ Long và động Phong Nha – Kẻ Bàng); các đảo ven bờ với phong cảnh kì thú (Phú Quốc, Cát Bà, Lý Sơn...).
- Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm với nhiều loại hình du lịch (biển - mùa hè; vùng ôn đới núi cao vào mùa đông - Sapa).
- Nước : phong phú, gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng.
+ Nước sông, hồ: ở miền Nam thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn; các hồ tự nhiên và nhân tạo: hồ Ba Bể, Dầu Tiếng, Thác Bà....
+ Nước khoáng: nổi tiếng ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định)....
- Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương…) giúp phát triển các hoạt động nghiên cứu, khám phá.
* Tài nguyên nhân văn :
- Di tích : 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 5 di dản văn hóa vật thể (Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An,...) và 14 di sản văn hóa phi vật thể thế giới (ca trù, hát xoan, nhã nhạc cung đình Huế,...)
- Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.
- Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực…