Câu 1. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc A. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù. B. không cần cảnh giác vì tiềm lực quốc phòng của nước ta rất hùng mạnh. C. chỉ cảnh giác với các thế lực bên ngoài khi thấy cần thiết. D. chỉ cảnh giác với các thế lực bên ngoài khi có sự đe dọa trực tiếp bằng vũ lực vào nước ta. Câu 2. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc A. chấp hành pháp luật dân sự là đủ với những công dân không phải là bộ đội. B. chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia. C. chỉ khi nào nhà nước nhắc nhở mới chấp hành các chính sách quốc phòng và an ninh. D. chỉ cảnh giác với các thế lực bên ngoài khi có sự đe dọa trực tiếp bằng vũ lực vào nước ta. Câu 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc A. không cần thực hiện nghĩa vụ quân sự khi không có chiến tranh. B. chỉ thực hiện nghĩa vụ quân sự khi bị bắt buộc. C. sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự. D. nghĩa vụ quân sự là của nhà nước. Câu 4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc A. các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là của nhà nước nên không quan tâm. B. chỉ tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh khi bị bắt buộc. C. tích cực tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh ở nơi cư trú. D. không cần tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Câu 5. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc A. tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước. B. tin tưởng vào sự viện trợ cho quốc phòng từ bên ngoài. C. tin tưởng vào sự may mắn của công nghiệp quốc phòng nước nhà. D. chỉ cần tin tưởng vào nền quốc phòng hiện tại là đủ. Câu 6. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của A. chính quyền các cấp. B. quốc phòng và an ninh. C. tất cả mọi công dân. D. quân đội nhân dân. Câu 7. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng A. chủ yếu. B. quyết định. C. quan trọng. D. nòng cốt. Câu 8. Những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm Hiến pháp, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam được coi là hoạt động A. xâm phạm an ninh quốc gia. B. can thiệp từ bên ngoài. C. chống phá Nhà nước. D. của các thế lực phản động. Câu 9. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta phải luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh A. quốc phòng và an ninh. B. quốc tế. C. của khoa học và công nghệ. D. thời đại. Câu 10. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi chúng ta phải kết hợp sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng với sức mạnh của lực lượng và thế trận A. chiến tranh nhân dân. B. an ninh. C. quốc phòng toàn dân. D. biên phòng. Câu 11. Những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh văn hoá tinh thần và sức mạnh vật chất của dân tộc là A. sức mạnh dân tộc. B. sức mạnh thời đại. C. sức mạnh tinh thần. D. sức mạnh thể chất. Câu 12. Sức mạnh của khoa học và công nghệ, sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới là A. sức mạnh dân tộc. B. sức mạnh thời đại. C. sức mạnh tinh thần. D. sức mạnh thể chất. Câu 13. Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của quốc phòng an ninh? A. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. B. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. D. Kết hợp quốc phòng với an ninh. Câu 14. Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của quốc phòng an ninh? A. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. D. Kết hợp quốc phòng với an ninh. Câu 15. Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của quốc phòng an ninh? A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. B. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh. C. Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng. D. Kết hợp quốc phòng với an ninh. Câu 16. Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của quốc phòng an ninh? A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. B. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh. C. Kết hợp quốc phòng với an ninh. D. Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội.
2 câu trả lời
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm