Câu 1. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm * A. theo mục đích chung. B. những việc sai trái. C. theo yêu cầu của tập thể. D. việc xã hội mong muốn. Câu 2. Bạn A là học sinh lớp 8, trên đường đi học về có nhặt được ví tiền của người tham gia giao thông. Bạn A đã mang đến đồn công an để nhờ các chú cảnh sát trả lại cho người đánh rơi. Hành vi của bạn A thể hiện phẩm chất nào dưới đây? * A. Liêm khiết. B. Chí công vô tư. C. Tự lập. D. Năng động, sáng tạo. Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của lối sống liêm khiết? * A. Luôn cắn rứt lương tâm. B. Giúp con người thanh thản. C. Nhận được sự quý trọng của mọi người. D. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. Câu 4. Mọi người tôn trọng là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên * A. toan tính, vụ lợi. B. trong sáng, lành mạnh hơn. C. mưu toan, tính toán. D. dè chừng, dò xét nhau. Câu 5. Câu “Khó mà biết lẽ biết lời. Biết ăn biết ở hơn người giàu sang” thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây? * A. Tôn trọng người khác. B. Trung thực. C. Liêm khiết. D. Giữ chữ tín. Câu 6. Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người ? * A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn. C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn. D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn. Câu 7. Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của pháp luật và kỉ luật đối với đời sống con người? * A. Tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội phát triển. B. Nâng cao vị thế độc quyền trong mọi lĩnh vực. C. Thúc đẩy mọi hình thức cạnh tranh. D. Đẩy mạnh việc lạm dụng ý kiến cá nhân. Câu 8. Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng nhất * A. Học sinh chỉ cần tuân thủ kỉ luật trong nhà trường là đủ. B. Đi học muộn là hành vi vi phạm pháp luật. C. Bản nội qui của nhà trường là văn bản pháp luật D. Phóng nhanh, vượt ẩu gây ra tai nạn giao thông là hành vi vi phạm pháp luật. Câu 9: Câu nói về việc giữ chữ tín là * A. Quân tử nhất ngôn. B. Hứa hươu hứa vượn. C. Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời. D. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. Câu 10: Câu “Ăn ngay nói thẳng” nói lên phẩm chất đạo đức gì? * A. Giữ chữ tín B. Tôn trọng lẽ phải C. Liêm khiết D. Tôn trọng người khác Câu 11: Câu “Xã hội kỉ cương, quê hương giàu đẹp” nói lên phẩm chất đạo đức gì? * A. Giữ chữ tín B. Tôn trọng lẽ phải C. Liêm khiết D. Tôn trọng pháp luật và kỉ luật Câu 12: Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức gì? * A. Giữ chữ tín B. Tôn trọng lẽ phải C. Liêm khiết D. Tôn trọng pháp luật và kỉ luật Câu 13: Câu ca dao: "Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười" khuyên ta điều gì ? * A. Tôn trọng lẽ phải B. Liêm khiết C. Giữ chữ tín D.Tôn trọng người khác Câu 14: Biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. * A. Giữ chữ tín B. Tôn trọng lẽ phải C. Pháp luật D. Kỉ luật Câu 26: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tôn trọng lẽ phải? * A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Nói phải củ cải cũng nghe C. Phép vua thua lệ làng D. Nói chín thì nên làm mười. Nói mười làm chín kẻ cười người chê. Câu 15: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? * A. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải. B. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai. C. Chỉ làm những việc mình thích. D. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình. Câu 16: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? * A. Làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh. B. Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học C. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện. D. Mở đài to khi đã quá khuya. Câu 17: Biểu hiện của sự không liêm khiết là * A.Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình. B. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích. C. Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong công việc D. Tính toán, cân nhắc kỹ trước khi quyết định một việc gì. Câu 18: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng nhất: * A. Pháp luật chỉ cần thiết đối với người có tính kỉ luật. B. Nội qui của nhà trường, quy định của cơ quan cũng là pháp luật vì mọi người đều phải tuân theo. C. Người không biết tôn trọng kỉ luật thì cũng dễ vi phạm pháp luật. D. Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong cũng có thể coi là pháp luật vì Đội là một tổ chức chính trị cuả tuổi thiếu niên.
2 câu trả lời
Câu 1 : B : những việc sai trái.
Câu 2: A : Liêm khiết.
Câu 3: A : Luôn cắn rứt lương tâm.
Câu 4: B : trong sáng, lành mạnh hơn.
Câu 5: A : Tôn trọng người khác.
Câu 6: A : Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
Câu 7: A : Tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội phát triển.
Câu 8: D : Phóng nhanh, vượt ẩu gây ra tai nạn giao thông là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 9: A : Quân tử nhất ngôn.
Câu 10 : A : Giữ chữ tín
Câu 11: D : Tôn trọng pháp luật và kỉ luật
Câu 12: A : Giữ chữ tín
Câu 13 D : Tôn trọng người khác
Câu 14: C : Pháp luật
Câu 26 : C : Phép vua thua lệ làng
Câu 15: A : Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.
Câu 16: C : Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
Câu 17:B : Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
Câu 18: C : Người không biết tôn trọng kỉ luật thì cũng dễ vi phạm pháp luật.
#mun