Câu 1 giản dị . thế nào là sống giản dị . ý nghĩa của việc này đối với bản thân mỗi người và cuộc sống như thế nào . cho ví dụ minh họa câu 2 trung thực . thế nào là trung thực . cho 2 ví dụ về tục ngữ biểu hiện tính trung thực . cho vd minh họa câu 3 tự trọng . thế nào là tự trọng . vì sao phải có lòng tự trọng . cho ví dụ minh họa câu 4 đạo đức và kỉ luật . thế nào là đạo đức và kĩ luật . quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật như thế nào. cho ví dụ minh họa câu 5 yêu thương con người . em hiểu thế nào là yêu thương con người . điều này có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân và đối với cuộc sống . cho ví dụ minh họa

1 câu trả lời

câu 1

Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. ... Người giản dị cũng yêu thích những cái  nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết.

ý nghĩa :

- Giản dị giúp đỡ tốn thời gian sức lực vào những công việc không cần thiết để làm được những việc có ích cho bản thân và mọi người.

- Được mọi người quý mến cảm thông và giúp đỡ.

Giản dị đối với xã hội:

- Tạo ra mối quan hệ chan hòa chân thành với nhau.

- Loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa lãng phí đem lại , làm lành mạnh xã hội.

câu 2 :

Trung thực là sự ngay thẳng, đứng đắn, thật thà, luôn nói sự thật. Trung thực là tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật và tuân theo những chuẩn mực đạo đức, không dối trá từ lời nói đến hành vi

- Luôn bảo vệ lẽ phải, không ngại khó khăn hiểm nguy.
- Dám nhận lỗi của bản thân.
- Không bao che cho phạm nhân, những người có hành vi xấu trong xã hội.
- Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

câu 3

Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó  đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều  sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng

phải có lòng tự trọng vì Lòng tự trọng là điều cần thiết đối với tất cả mọi người, bởi chỉ khi chúng ta biết tôn trọng chính mình thì khi ấy ta mới biết tôn trọng người khác. Lòng tự trọng còn giúp ta sống đúng lương tâm, trách nhiệm, không làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật,…

Nhặt được của rơi trả người đánh mất

- Không vì vật chất mà bán rẻ lương tâm

- Không quay cóp trong giờ kiểm tra

- Không cần người khác thương hại, tự mình vượt lên số phận

Thiếu tự trọng

- Ăn trộm ăn cắp

- Vì vật chất mà bán rẻ lương tâm

- Giết người cướp của

câu 4

đạo đức : ~ quy định , ~ chuẩn mực ứng xử của con người vs người khác , vs công việc vs thiên nhiên . - kỉ luật : ~ quy định chung của 1 cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội ( nhà trường , cơ sở sản xuất , cơ quan ,...)

- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật.

- Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.

- Sống có đạo đức và kỉ luật: cảm thấy thoải mái và được mọi ngư­ời tôn trọng, quý mến.

câu 5

Lòng yêu thương con người được hiểu là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ giữa con người với nhau. - Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất à những người gặp khó khăn, hoạn nạn. - Biểu hiện: + Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với người khác.