Câu 1. Em hãy nêu các kiểu dữ liệu đã học ( Ghi đầy đủ kiểu dữ liệu? Tên kiểu? phạm vi) Câu 2. Nêu kí hiệu các phép toán trong Pascal Câu 3. ? Viết cú pháp khai báo biến. Khai báo biến x thuộc kiểu số nguyên ? Viết cú pháp khai báo biến. Khai báo hằng pi có giá trị 3.145 Câu 4. Cho biết lệnh nhập giá trị cho biến từ bàn phím Câu 5. Cho biết lệnh in ra màn hình Câu 6. Lập trình nhập vào từ bàn phím bán kính r của hình tròn và tính diện tích hình tròn Câu 7. Em hãy viết một chương trình Pascal hoàn chỉnh để tính diện tích và chu vi một hình chữ nhật, trong đó số đo hai cạnh được nhập vào từ bàn phím
2 câu trả lời
Câu 1 :
+ Integer : số nguyên trong khoảng -32768 đến 32767
+ Byte : các số nguyên từ 0 đến 255
+ Real : số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 1.5x$10^{-45}$ đến 3.4x$10^{38}$ và số 0
+ Char : Một kí tự trong bảng chữ cái
+ String : Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự
Câu 2 :
+ (Cộng) : Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực
- (Trừ) : Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực
* (Nhân) : Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực
/ (Chia) : Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực
div (Chia lấy phần nguyên) : Kiểu dữ liệu số nguyên
mod (Chia lấy phần dư) : Kiểu dữ liệu số nguyên
Câu 3 :
- Cú pháp khai báo biến : var <danh sách biến> : <kiểu dữ liệu>;
- Vd : Var x : integer;
- Cú pháp khai báo hằng : const <tên hằng> = <giá trị hằng>;
Câu 4 : writeln(<danh sách biến ra>);
Câu 5 : readln(<danh sách biến vào>);
Câu 6 :
uses crt;
var r, cv, s : real;
begin
clrscr;
write('nhap ban kinh r : '); readln(r);
cv := 2 * r * 3.14;
s := r * r * 3.14;
writeln('chu vi = ', cv:2:3);
writeln('dien tich = ', s:2:3);
readln
end.
Câu 7 :
uses crt;
var a, b, cv, s : integer;
begin
clrscr;
write('nhap hai canh hinh chu nhat : '); readln(a, b);
cv := (a + b) * 2;
s := a * b;
writeln('chu vi = ', cv);
writeln('dien tich = ', s);
readln
end.
câu 1
-Kiểu nguyên: Các kiểu nguyên được lưu trữ và kết quả tính toán là số nguyên nhưng có hạn chế về miền giá trị. Tập số nguyên là vô hạn là có thứ tự, đếm được
-Kiểu thực: Các kiểu thực được lưu trữ và kết quả tính toán chỉ là gần đúng với sai số không đáng kể, nhưng miền giá trị được mở rộng hơn so với kiểu nguyên. Số thực tromg máy tính rời rạc và hữu hạn. Phép toán chia các toán hạng gồm cả kiểu nguyên và kiểu thực sẽ cho kết quả là kiểu thực.
-Kiểu kí tự: Kiểu kí tự có tập hợp giá trị là các kí tự trong bảng mã ASCII, được dùng khi thông tin là các kí tự, xâu (string). Kiểu kí tự là kiểu có thứ tự, đếm được. Kí tự đặc biệt dùng để thể hiện sự ngăn cách giữa hai từ viết liên tiếp trong các văn bản, là dấu cách
-Kiểu lôgíc: Kiểu lôgíc trong Pascal chi có hai giá trị là true và false, được dùng khi kiểm tra một điều kiện hoặc tìm giá trị cùa một biểu thức lôgíc. Kiểu lôgíc cũng là kiểu thứ tự đếm được.
câu 2
-Cú pháp khai báo biến:
VAR < Tên biến >[,< Tên biến 2>,...] : < Kiểu dữ liệu >;
var x: integer
-Cú pháp khai báo hằng
CONST < Tên hằng > = < Giá trị >;
CONST pi= 3.145
Câu 4
lệnh nhập giá trị biến từ bàn phím là readln(biến);
câu 5
lệnh in ra màn hình là write hoặc writeln
câu 6
program dt_hinh_tron;
uses crt;
var r,S: real;
begin
clrscr;
write(' ban kinh hinh tron la');
readln(r);
S:= r*r*3.14;
write(' dien tich hinh tron la', S);
readln;
end.
Câu 7
program cau7;
uses crt;
var a,b,S,CV : real;
begin
clrscr;
write(' chieu dai hinh chu nhat la'); readln(a);
write(' chieu rong hinh chu nhat la'); readln(b);
S:=a*b;
CV:=(a+b)*2;
writeln('dien tich hinh chu nhat la',S);
writeln('chu vi hinh chu nhat la', CV);
readln;
end.