2 câu trả lời
b) Có 2 cách để xác định được cây cà chua quả đỏ có thuần chủng hay không:
Cách 1: Cho cà chua quả đỏ Lai phân tích
+ Nếu `F_1` đồng tính toàn cây cà chua quả đỏ ⇒ Cây cà chua quả đỏ đem lai là thuần chủng
SĐL: `P:` `A A` × `aa`
`G_P:` `A` `a`
`F_1:` `Aa` → `100%` cây cà chua quả đỏ
+ Nếu `F_1` phân tính phân li kiểu hình theo tỉ lệ `1:1` ⇒ Cây cà chua quả đỏ đem lai là không thuần chủng
SĐL: `P:` `Aa` `×` `aa`
`G_P:` `A, a` `a`
`F_1:` `1Aa : 1aa`
Cách 2: Cho thân cao tự thụ phấn
+ Nếu `F_1` đồng tính toàn cây cà chua quả đỏ ⇒ Cây cà chua quả đỏ đem lai là thuần chủng
SĐL: `P:` `A A` × `A A`
`G_P:` `A` `A`
`F_1:` `A A` → 100% cây cà chua quả đỏ
+ Nếu `F_1` phân li phân li kiểu hình theo tỉ lệ `3:1` ⇒ Cây cà chua quả đỏ đem lai là không thuần chủng
SĐL: `P:` `Aa` `×` `Aa`
`G_P:` `A, a` `A,a`
`F_1:` `3A- : 1aa`
Để biết cà chua đỏ có thuần chủng không ta có thể thực hiện theo 2 cách:
*Cách 1: lai phân tích: lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn
-Nếu con sinh ra đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội đem lai có kiểu gen đồng hợp --> giống thuần chủng
VD: P: đỏ AA x vàng aa --> F1: 100% Aa (100% đỏ)
-Nếu con sinh ra phân tính thì cá thể mang tính trạng trội đem lai có kiểu gen dị hợp --> giống không thuần chủng
VD: P: đỏ Aa x vàng aa --> F1: 1Aa: 1aa (1đỏ: 1 vàng)
*Cách 2: Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều đời
-Nếu tự thụ phấn liên tục qua nhiều đời, các thế hệ sau đồng tính thì giống đang kiểm tra thuần chủng (kiểu gen đồng hợp)
VD: P: đỏ AA x đỏ AA --> F1: 100% đỏ (AA)
-Nếu tự thụ phấn liên tục qua nhiều đời, các thế hệ sau phân tính thì giống đang kiểm tra không thuần chủng (kiểu gen dij hợp)
VD: P: đỏ Aa x đỏ Aa --> F1: 1AA: 2Aa: 1aa (3 đỏ: 1 vàng)