bn hãy giới thiệu về 1 đi sản văn hóa ở địa phương bn ( ngắn thôi nhà) Mình cảm ơn nha

2 câu trả lời

Lễ hội Dua Tpeng thường được tổ chức vào cuối mùa khô (khoảng tháng ba âm lịch) trước khi tổ chức tết Chol Chnăl Thmây của người Khmer. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo vừa phong phú và thể hiện nhiều giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc, đa dạng của cộng đồng người Khmer Bình Phước. Lễ hội là sản phẩm do cộng đồng người Khmer Bình Phước sáng tạo, giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó ra đời và phát triển lâu dài trong cộng đồng dân tộc, đồng thời phản ánh về lịch sử xã hội của người Khmer Bình Phước, phản ánh lịch sử nông nghiệp trồng lúa nước và kỹ năng khai thác tự nhiên của người Khmer Bình Phước.

lễ hội Rước Mục Đồng ở làng Phong Lệ là một trong những lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Đà Nẵng.Lễ hội vừa mang nét bình dị, chất phác của vùng nông thôn yên bình vừa náo nhiệt, vui vẻ với nhiều hoạt động thú vị tạo nên một không gian văn hóa sống động.Người dân nơi đây lưu truyền một câu chuyện, kể rằng làng Phong Lệ xưa có một cồn cỏ.Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng bị dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Cho là có thần linh giáng hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó nơi đây trở thành Cồn Thần.một hôm, có đàn trâu trong làng chạy lạc đến cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm nhưng không hề hấn gì cả.Từ đó có tiếng đồn là cồn Thần chỉ cho các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng.Câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, gọi là lễ rước Mục đồng, diễn ra vào ngày 1-4 âm lịch.Lễ hội Rước Mục Đồng của làng Phong Lệ (Đà Nẵng) được xem là lễ hội truyền thống có một không hai, lưu giữ được nét đẹp văn hóa, niềm tin tâm linh của người dân nơi đây. Đặc biệt, lễ hội này đang rất cần được bảo tồn và phát triển.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm