biến đổi khí hậu toàn cầu có ảnh hưởng đến v ùng biển nước ta như thế nào? giúp mình với

2 câu trả lời

Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân

Nước và biến đổi khí hậu

Giống như mọi thứ trên hành tinh: hồ, sông, suối hay đại dương, vòng tuần hoàn của nước đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng, mực nước biển dâng, sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển… đều đang tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới tài nguyên nước. Chúng ta hãy cùng xem xét những khía cạnh tác động trong mối liên quan này.

Mưa lớn nhiều hơn

Vòng tuần hoàn của nước trên trái đất phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiệt độ đang tăng lên của hành tinh sẽ tác động đến cách nước di chuyển và phân bố. Nhiệt độ toàn cầu tăng làm cho nước bay hơi với số lượng lớn hơn, dẫn đến mức hơi nước trong khí quyển cao hơn, gây ra các trận mưa lớn ngày một dữ dội và thường xuyên hơn. Sự thay đổi này sẽ dẫn đến lũ lụt nhiều hơn vì thực vật và đất không thể hấp thụ hết nước. Phần nước còn lại sẽ chảy vào các nguồn nước gần đó, mang theo các chất gây ô nhiễm như phân bón trên đường đi. Dòng chảy dư thừa cuối cùng di chuyển đến các vùng nước lớn hơn như hồ, cửa sông và đại dương, gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước và hạn chế sự tiếp cận nước của con người và hệ sinh thái.

Tuyết rơi ít hơn

Khi bầu không khí của trái đất nóng lên sẽ khiến mưa rơi xuống nhiều hơn thay vì tuyết. Trong khi đó, một số vùng, đặc biệt là Bắc bán cầu cần sự tan chảy dần dần của các “túi tuyết” để cung cấp nước mặt trong nhiều tháng. Lượng tuyết dự trữ giảm dần sẽ làm cho dòng chảy thấp hơn và áp lực nước trở nên lớn hơn trong mùa hè. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho những người nông dân khi họ không có đủ nước tưới cho cây trồng.

Mực nước biển dâng

Khi đại dương ấm lên, các dòng sông băng bắt đầu tan chảy, hòa vào đại dương, làm cho mực nước biển dâng cao. Ngoài việc tàn phá cộng đồng và cơ sở hạ tầng ven biển, nước mặn còn dễ dàng ngấm xuống tầng ngậm nước (các tầng đá chứa nước ngọt dưới lòng đất). Khi đó, để có nước ngọt sử dụng, con người sẽ phải khử muối (một quá trình mất nhiều năng lượng), gây tốn kém cho những nơi có hạn hán dai dẳng và nước ngọt đang thiếu như ở Trung Đông, Bắc Phi và Caribe.

Đại dương đã trở thành một khối tản nhiệt

Đại dương giúp ổn định hệ thống khí hậu cho hành tinh của chúng ta thông qua việc hấp thụ một lượng lớn năng lượng mặt trời. Đại dương lưu trữ và giải phóng năng lượng mặt trời trong một thời gian dài mà không làm cho nhiệt độ của chính nó tăng lên. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi. Khi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tăng cao đã làm cho lượng nhiệt tỏa ra từ bề mặt trái đất bị giữ lại và không thể thoát ra ngoài không gian một cách tự do như trước đây. Hầu hết lượng nhiệt dư thừa đó đang được lưu trữ ở phía trên đại dương và làm cho đại dương nóng lên. Nếu đại dương hấp thụ nhiều nhiệt hơn mức giải phóng thì nhiệt lượng của nó sẽ tăng lên và có khả năng làm ấm hành tinh hơn. Khi đó băng sẽ tan chảy, khiến nước bay hơi hoặc trực tiếp làm nóng lại bầu khí quyển. Theo Báo cáo Khí hậu toàn cầu năm 2018, hầu hết các lưu vực đại dương trên toàn thế giới đều có hàm lượng nhiệt cao hơn mức trung bình so với năm trước. Những nghiên cứu gần đây ước tính rằng, trong giai đoạn từ 1971-2010, lượng nhiệt của tầng nước từ 700 m trở lên đã tăng lên 63%, còn từ 700 m trở xuống đáy đại dương đã tăng thêm khoảng 30%.

Sự lưu thông trong đại dương thay đổi

Có một hệ thống tuần hoàn nước biển khổng lồ được gọi là Dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) hay “Vành đai băng tải đại dương”, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống khí hậu trái đất và hỗ trợ duy trì thời tiết ấm tương đối tại Bắc bán cầu. Thông qua các thiết bị theo dõi dòng chảy, các nhà khoa học đã thu thập được bằng chứng cho thấy nhiệt độ và mực nước biển tăng đang làm suy yếu và làm chậm dòng chảy quan trọng này. Nếu khí thải tiếp tục tăng và nhiệt độ toàn cầu vượt quá 40C, AMOC có thể chậm lại 54% vào cuối thế kỷ, gây ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ toàn cầu, mô hình mưa và hệ thống thời tiết.

Tảo nở hoa ngày càng độc hại và nghiêm trọng hơn

Khi phân bón từ nông nghiệp theo các dòng chảy hòa vào đại dương sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của tảo. Tảo nở hoa sẽ làm tắc nghẽn bờ biển và đường thủy với những đám mây màu xanh lục, xanh lam, đỏ hoặc nâu. Những bông hoa tảo ngăn ánh sáng mặt trời tiếp cận cuộc sống dưới nước và làm giảm lượng oxy trong nước. Các độc tố từ hoa tảo nở có thể giết chết cá và các động vật thủy sinh khác, gây bệnh cho con người và thậm chí giết chết con người. Những độc tố này đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể tồn tại trong quá trình thanh lọc, khiến nước máy cũng không thể sử dụng khi bị ô nhiễm. Sự phát triển của tảo nở hoa cũng tác động đến các ngành công nghiệp dựa vào nước để kinh doanh và thường khiến các trạm nước địa phương phải ngừng hoạt động một thời gian. Ngoài ra, khí CH4 và CO2 mà hoa tảo giải phóng sẽ trở lại bầu khí quyển và tăng cường sự biến đổi khí hậu, tạo ra một vòng tuần hoàn độc hại. Khi khí hậu ấm lên, sự nở hoa của tảo có hại sẽ xảy ra thường xuyên hơn và vấn đề sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm