Bài 37/120

Câu 1 sự đa dạng về thành phần loài lưỡng cư.

Câu 2 đặc điểm chung và vai trò của lớp động vật lưỡng cư?

Bài 38 / 124

Câu 1 nêu đời sống cấu tạo ngoài và di chuyển của thằn lằn bóng?

2 câu trả lời

CÂU 1:

Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm 3 bộ:

1.Bộ Lưỡng cư có đuôi: Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.

2.Bộ Lưỡng cư không đuôi: Có số lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phổ biến trong bộ: ếch cây, ễnh ương, và cóc nhà. Đa số loài hoạt động về đêm.

3. Bộ Lưỡng cư không chân: Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lẫn đêm.

CÂU 2

*ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

- Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi.

- Hô hấp bằng phổi và da

- Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha

- Là động vật biến nhiệt

- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

*VAI TRÒ

- Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp.

+ Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm.

+ Lưỡng cư còn tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh như ruồi muỗi…

Lưỡng cư bắt rất nhiều động vật có hại cho nông nghiệp

- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, làm thuốc, là động vật thí nghiệm

+ Thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản

+ Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em

+ Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật.

+ Ếch đồng là vật thí nghiệm trong lí sinh học

CÂU 3

Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài và ý nghĩa thích nghi - Có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt: động lực chính của sự di chuyển - Da khô có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể - Cổ dài có thể quay về các phía: phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng

Đáp án

Bài 37/120

Câu 1:  Lưỡng cư được phân làm 3 bộ:

- Bộ lưỡng cư có đuôi

- Bộ lưỡng cư không đuôi

- Bộ lưỡng cư không chân

Câu 2: * Đặc điểm chung

- Môi trường sống: Nước và cạn

- ĐV lưỡng cư: Có bốn chân, chân năm ngón. 

- Đai chậu khớp với xương cùng. 

- Có tai giữa, không có tai ngoài. 

- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

- Là động vật biến nhiệt. 

- Con trưởng thành có phổi, sống ở cạn, nhưng có thể hô hấp qua lớp da mỏng và ướt. Chỉ sống nơi ẩm ướt. 

- Da trần và ướt (không có vảy).

- Thụ tinh ngoài nên phải có nước để sinh sản.

* Vai trò: 

- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.

- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh: ruồi, muỗi…..

- Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

- Tuy nhiên một số lưỡng cư có thể gây độc cho con người như: chất độc trên da, trong gan của cóc

Bài 38/124

Câu 1: 

* Đời sống:  Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất. Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ. Chúng thở bằng phổi. Trú đông trong các hang đất khô. Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn còn là động vật biến nhiệt.
* Câu tạo ngoài:  Than lằn bóng đuôi dài có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt. Da khô có vảy sừng bao bọc, cổ dài nên đầu có thể quay về các phía, mắt có mi cử động, màng nhĩ nằm ờ trong hốc tai ở hai bên đầu.
* Di chuyển:  Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) vả vuốt sắc cùa chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.