2.​ So sánh não người với tinh tinh bằng cách điền vào bảng sau? Khối lượng não/ khối lượng cơ thể Số lượng khe và rãnh trên vỏ não Có vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết

1 câu trả lời

Đáp án:

Ðại não gồm 2 bán cầu đại não phải và trái, ngăn cách nhau bởi rãnh chia bán cầu. Mỗi bán cầu đại não có một lớp chất xám dày 2-4 mm bao xung quanh gọi là vỏ não.

Có thể nhận biết được điểm mạnh của cá nhân bằng phân tích dấu vân tay:

Tay phải phán ánh não trái, kiểm soát kiến thức, khả năng suy luận và tư duy

- Thùy trước trán: Khả năng điều hành, suy luận, kiểm soát bản thân

- Thùy trán: Khả năng tư duy, quản lý số liệu

- Thùy đỉnh: Khả năng kiểm soát  chi tiết cơ thể 

- Thùy thái dương: Khả năng về ngôn ngữ

- Thùy chẩm: Khả năng quan sát, đọc và hiểu

Tay trái phản ánh bộ não bên phải, chịu trách nhiệm về sự tư chủ và nhận thức

- Thùy trước trán: Kỹ năng sáng tạo, giao tiếp và lãnh đạo

- Thùy trán: Khái niệm về tư duy không gian, nghệ thuật

- Thùy đỉnh: Khả năng kiểm soát chức năng vận động cơ thể

- Thùy thái dương: Giai điệu, âm nhạc, khả năng truyền tải cảm thụ âm nhạc

- Thùy chẩm: Hình ảnh, khả năng quyết định các sự việc mang tính trừu tượng, khả năng thị giác

Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp đó là khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.Vỏ não dày khoảng 2-3mm gồm 6 lớp.

Chất xám ngoài cùng tạo thành vỏ não. Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thuỳ. Rãnh đỉnh ngăn cách thuỳ trán và thuỳ đỉnh. Rãnh thái dương ngăn cách thuỳ trán, thuỳ đỉnh với thuỳ thái dương. Trong các thuỳ, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não. Trong đó, quan trọng nhất là các rãnh trung tâm, nứt ngang. Các bề mặt của não được chia thành: thùy trước trán, thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương.

Dưới đây là bảng đánh giá số lượng trện thùy não. Não chúng ta chia làm 5 thùy, mỗi thùy giữ một vai trò riêng.

Quy ước: Tổng 5 thùy là 100%, chia ra trung bình là 20% cho mỗi thùy. Tư vấn viên sắp xếp theo thứ tự 1 – 5, và tương ứng với chức năng của thùy não.

Một cách để dễ hình dung, 5 thùy não có thể được ví như 5 mảnh đất, mảnh đất nào tập trung nhiều nơron thần kinh thì mảnh đất đó màu mỡ, tươi xốp hơn. Trong một mảnh đất màu mỡ về tổng doanh thu có thể cao hơn, tuy nhiên nếu chia ra ô đất nhỏ thì chưa hẳn màu mỡ như nhau (điều này giống như Thùy chẩm cao chưa hẳn khả năng quan sát và cảm nhận cái đẹp cùng cao, hoặc thùy trước trán cao thì lãnh đạo và quản lý cùng cao).

Và 3 thùy : Thùy Thái Dương + Thùy Đỉnh + Thùy Chẩm là 3 phần khu đầu vào, tiếp nhận thông tin thông qua Thính giác, Xúc giác (vận động), Thị Giác. 3 Thùy này đóng vai trò rất quan trọng trong việc học hỏi và tiếp nhận thông tin. Một người không thể “trưởng thành” nếu không học hỏi. Thính giác, xúc giác và thị giác là các quan giác tiếp nhận thông tin đưa vào não. Một người không thể trưởng thành nếu như không nghe, không nhìn và không làm. Tất cả thông tin cần thu thập qua giác quan, vì thế 3 Thùy này được ví như ĐẦU VÀO.

Động vật tại sao có thể dự báo được thời tiết?nhanhvà thính, săn mồi trong bóng tối.. Tất cả đều này vì động vật sở hữu giác quan mạnh hơn chúng ta. Các nhà khoa học nghiên cứu được rằng: Trạng thái Xuất sắc (Vui vẻ, Thư Giãn, Tích Cực) sẽ làm cho giác quan và bộ não khỏe mạnh, trong khi Trạng Thái Hủy Hoại đó là  Nỗi buồn, Căng thẳng, Tiêu Cực sẽ hủy hoại các giác quan, làm các giác quan xuống cấp trầm trọng.

VẬY TẠI SAO ĐỘNG VẬT KHÔNG THỂ HỌC ĐƯỢC? (trừ một vài động vật thông minh như Chó, Cá heo, Khỉ có thể học được nhưng vẫn rất hạn chế..)

Câu trả lời là vì động vật thiếu phần não xử lí của Higher Brain (trí nhớ, tập trung..) và Lower Brain (tiềm thức..).

Trong khi 2 ngón cái và 2 ngón trỏ của chúng ta đảm nhiệm chức năng liên quan đến xử lí thông tin và nhận thức.Thùy Trán là phân khu trực thuộc trung ương là nơi XỬ LÝ THÔNG TIN, và Thùy Trước Trán là ĐẦU RA đưa ra quyết định, trả lời và phản ứng lại với thông tin được thu thập.

Nếu nhìn vào 5 thùy, trong đó 4 thùy là đồng bộ từ 20% trở lên và 1 thùy thấp từ 13% trở xuống thì anh/ chị gặp vấn đề là nút thắt cố chai, ví dụ: lượng thông tin đầu vào đến phân khu xử lý thì bị thắt lại nên thông tin tiếp nhận sẽ giảm đi và đầu ra cùng giảm theo.

Giải pháp:

  • Tập trung đầu tư và khai thác tiềm năng vượt trội trước (thùy não có chỉ số cao hơn) để tạo sự hưng phấn cho não bộ, điều này sẽ giúp kích khích khả năng học tập, tạo niềm vui trong việc học và các năng lực khác cũng dễ dàng kéo lên hơn.Thùy nào thấp dưới 13% thì cần được hỗ trợ thêm.
  • Một người có sự phân chia đều các nơ ron thần kinh ở các thùy não thì dễ dàng đầu tư và điểm xuất phát cao hơn. Nhưng cũng rất quan trọng là chọn vùng thùy não ưu tiên hơn (bản thân lựa chọn) để đầu tư phát triển trước và tiếp tục khai thác các thùy não còn lại.

ĐI SÂU VÀO CHỨC NĂNG TỪNG THÙY:

1. Thùy trước trán cao (số 1): Thùy Trước Trán đại diện cho khả năng nhận thức, quản lý, lãnh đạo, cá tính.

Hầu hết THÙY TRƯƠC TRÁN cao, bản thân người đó sẽ tự giác cao, khả năng tự thúc đẩy và thổi động lực cho bản thân mình, nhìn nhận vấn đề và dự đoán các tình huống xã hội rất nhanh, có suy nghĩ chín chắn, thích chơi với người lớn tuổi, nhận thức vấn đề thấu đáo hơn. Thùy này tương ứng với ngón cái (ngón tay to nhất trên tay của chúng ta), 2 ngón cái thể hiện cho ước mơ lớn. Vì thế, đây là thùy não đảm nhiệm chức năng ĐẦU RA (outcome).

Nếu thùy trước trán cao hợn 25% (vì đặc thù của mẫu vân tay), là những người không dễ hài lòng với cuộc sống.

THÙY TRƯỚC TRÁN < hoặc bằng 13%  cá nhân dễ hài lòng với cuộc sống hơn.

Chỉ số Thùy Trước Trán thấp, cá nhân sẽ thiếu nhiệt tình, hành động tự phát, không nhạy về việc dự đoán các tình huống xã hội, tâm trạng cảm xúc cáu khỉnh quyết liệt, không có kế hoạch, và các triệu chứng khác sẽ xuất hiện.

Một mức độ cao về khả năng nhận thức, hiểu biết, khả năng phán đoán, khả năng sáng tạo là do những hỗ trợ từ lớp trước vỏ não của bộ não, trong số tác dụng phát huy nhiều nhất là khu vực Thùy Trán nói chung (Thùy Trước Trán và Thùy Trán, vì sự liên kết chặt chẽ của 2 thùy này, vì thế mặc dù chia ra chức năng của từng thùy, nhưng chung quy không thể tách biệt hoàn toàn mối liên kết giữa 2 thùy này).

Chức năng _ Khu vực Thùy Trán nói chung (Thùy trước trán & thùy trán)

Giống hành vi của Con người

Khu vực Thùy Trán là một trong số 3 khu vực có tác dụng hiệu quả cao nhất. Không chỉ là tất cả các thông điệp tập trung vào khu vực thùy này,mà thậm chí các thông tin khu vực thùy đỉnh và thùy thái dương , và tầng lớp da cổ…cũng có một mối quan hệ gần gũi. Điều này là do các tế bào thần kinh vỏ não (nơron) tạo ra một số lượng lớn các sợi tụ hợp ở đây.

Khu vực này có thể làm cho cơ thể của mình cảm nhận được tất cả các cảm giác,thông tin liên quan các trạng thái xung quanh, tư liệu hồi ức xa xưa và những phán đoán của hỷ nộ ái ố.... tập hợp lại để hội nhập, để bản thân quyết định bước tiếp theo để triển khai hành động, hoặc phát huy tác dụng sáng tạo mới .

2. Thùy Trán đại diện cho chức năng về Phân tích & suy nghĩ:

Thùy Trán đảm nhiệm chức năng phân tích, suy luận logic, năng lực xử lý thông tin, xử lý ngôn ngữ, tư duy không gian và sáng tạo.

Thùy này phối hợp và xử lý thông tin, tốc độ xử lý thông tin nhanh hay chậm phụ thuộc vào Thùy Trán, và các chức năng liên quan.

VD:

  • Thùy Chẩm khả năng tiếp nhận hình ảnh, nếu tư duy không gian sáng tạo cao ® khả năng xử lí thông tin hình ảnh sẽ nhanh hơn, cho ra kết quả nhanh hơn.
  • Thùy Thái Dương khả năng tiếp nhận ngôn ngữ, nếu năng lực luận lý & cấu trúc ngôn ngữ mạnh ® khả năng xử lí cấu trúc từ, xâu chuỗi từ ngữ nhanh ® Thùy Trước Trán cho ra sự nhận thức tình huống,  sự kiện, dùng từ đúng ngữ cảnh.

Giải thích Trang 11 - 12: TRANG TFRC - AFRC VÀ HIỆU SỐ - CÁCH NUÔI DƯỠNG BỘ NÃO

Trang 7 phân tích sự liên kết mật độ vân tay đại diện cho số lượng tế bào thần kinh trong não. Và đương nhiên, chỉ số TFRC không phải chỉ là 100, 200, đây chỉ là con số đại diện cho số lượng vân tay dựa trên tìm thấy sự liên quan của mật độ vân tay và nơ-rơn thần kinh liên quan đến việc học hỏi và trí nhớ của một người.

  • TFRC chỉ số đại diện cho số lượng tế bào thần kinh trên bề mặt tầng vỏ não, liên quan đến trí nhớ, việc học hỏi và ghi nhớ thông tin, chỉ số này không đại diện cho trí thông minh IQ. Vì thế, sẽ có sự liên quan giữa trang 7 và trang 8, TFRC = ∑PI.
  • TFRC: Đối chiếu với thang đánh giá ở trang 7 ta thấy chỉ số TFRC của anh là … tương ứng với khả năng hấp thu việc học của anh là mức….. (Xem bảng đánh giá)

Chỉ TFRC ở mức tốt/cao/xuất sắc, vì vậy bạn có thể nhớ được sự vật/sự việc nhanh, nhưng trí nhớ của bạn đại diện cho khả năng ngắn hạn. Việc thực hành nhiều sẽ giúp bạn lưu trữ lượng thông tin lâu hơn.

  • TFRC < 60: Cần kiên nhẫn và tập trung trong quá trình học tập và làm việc.
  • TFRC 61 – 90: Học từng bước, theo trình tự sẽ giúp việc học dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • TFRC 91- 149: Tạo môi trường học tập và rèn luyện thường xuyên, cùng với sự hướng dẫn sẽ phát huy tối đa tiềm năng.
  • TFRC 150 – 200+: Sở hữu khả năng học tập xuất sắc và trí nhớ tốt. Khả năng học hỏi và thực hiện nhiều việc cùng lúc. Để cân bằng, cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng não bộ và đảm bảo chất lượng giấc ngủ, thời gian nghỉ ngơi.

Đồng thời, với từng chỉ số chúng ta sẽ có chiến lược học tập tương ứng.

- AFRC là năng lực hoạt động của não bộ. Môi trường phát triển trong mỗi giai đoạn rất quan trọng, sẽ giúp đạt đến đỉnh cao của khả năng hấp thu thông tin và việc học. Tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy khả năng kết nối thông tin và trí nhớ.  Năng lực này còn được kích hoạt khi có biến cố đặc biệt gì đó xảy ra, thiền (và các phương pháp tương tự).

AFRC > 200:

+ Khả năng xử lý được nhiều công việc mang tính chất phức tạp.

+ Hấp thu nhiều dạng kiến thức khác nhau, nhạy bén trong cuộc sống, khả năng học bằng tiềm thức rất tốt, tiềm thức hoạt động mạnh và tự tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề hóc búa.

+ Não bộ làm việc ngay cả khi ngủ nên dễ bị tỉnh giấc, khó ngủ sâu giấc trong nhiều tiếng, hoặc hơi khó đi vào giấc ngủ.

 Hiệu số AFRC - TFRC:

  • Hiệu số >100 và càng cao: não bộ hoạt động mạnh thậm chí cả trong khi ngủ nên thường giấc ngủ không sâu, tiêu hao nhiều năng lượng, lợi thế nếu biết cách những vấn đề boăn khoăn ban ngày tự nhiên được giải quyết, động cơ (bộ não) hoạt động liên tục, thiếu sự thư giãn.
  • Hiệu số cao được ví như bộ máy có nhiều linh kiện nên công suất làm việc và hoạt động sẽ nhiều hơn vì vậy nên cần bổ sung dưỡng chất , năng lượng và nghỉ ngơi để làm mới lại động cơ.
  • Khi ngủ tiềm thức vẫn hoạt động. Não bộ cần nhiều năng lượng hơn nên cần bổ sung thêm Omega 3, vitamin, chất dinh dưỡng để hỗ trợ cho não bộ hoạt động tốt hơn.

CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ:

Đối với người có chỉ số AFRC cao, giấc ngủ càng quan trọng hơn nữa. Giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với bạn?

Bộ não là bộ phận hoạt động kiên trì và bền bỉ nhất, luôn hoạt động hết công suất, thậm chí là vượt công suất đến 110%, cả khi bạn đang chìm vào giấc ngủ. Chúng ta thường quan niệm, ngủ để não được thư giãn, nghỉ ngơi. Nhưng trên thực tế, giấc ngủ còn quan trọng hơn thế nữa, khi ta có được chất lượng giấc ngủ tốt, khả năng hoạt động của bộ não còn phi thường hơn nữa. Vì thế, giấc ngủ rất quan trọng đối với bộ não.

Chúng ta sẽ có hình dạng như thế này nếu như chúng ta không có sự giúp sức của bộ não. Các bộ phận như tay, chân sẽ phải hoạt động cật lực hơn. Mô hình này là Homunculus được tạo ra bởi Wilder Penfield.

  • Sử dụng máy nghe nhạc Âm thanh & nh sáng để đạt được Chất lượng Giấc ngủ, nâng cao tinh thần làm việc, hồi phục năng lượng, khơi nguồn sáng tạo.

CÁCH CHĂM SÓC BỘ NÃO TỪ DINH DƯỠNG:

Não bộ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, nhưng năng lượng cần từ 20 – 25% dành cho não hoạt động. Tuy nhiên tại sao suy nghĩ nhiều mà vẫn mập. Đó là do thức ăn của não không phải các chất bột đường....như dành cho cơ thể.

Thông tin tham khảo: dưỡng chất cho trí não phát triển thông minh

với trọng lượng 1/50 trọng lượng cơ thể, nhưng mỗi ngày não cần tới 400 calo, tương đương với 1/5 tổng số năng lượng mà người bình thường cần trong một ngày.

OMEGA-3:

Cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, làm tăng sự thông tin giữa các tế bào thần kinh, làm giảm sự kết tụ của tiểu cầu, do đó làm giảm rủi ro bị chứng suy tim và tai biến não. Nếu không được cung cấp đầy đủ Omega-3 vốn rất cần cho màng tế bào não, thì sẽ dễ gặp nguy cơ rối loạn trí nhớ, sự tập trung và hành vi.

Omega-3 tự nhiên có nhiều trong các loại cá như cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm, cá ngừ và trong một số thực vật như đậu nành, hạt lanh (flax seed)...

Những người không thích ăn cá thì có thể bổ sung Omega-3 bằng cách ăn những thực phẩm thực vật, chẳng hạn như hạt lanh, quả óc chó (walnut), hạt cây bồ đào (butternut), dầu mầm lúa mì, rong biển… tuy nhiên không tốt bằng ăn cá.

ĐƯỜNG FRUCTOSE

Đường fructose trong trái cây như táo, bưởi chua, anh đào, cam, nho... có chỉ số đường huyết thấp rất tốt cho não. Ăn quả tươi tốt hơn là uống nước quả ép không còn bã.

Một kết quả nghiên cứu đăng trên báo American Journal of Medicine số ra mới đây cho biết những người uống nước rau, trái cây vài lần trong một ngày thường ít gặp rủi ro bị sa sút trí tuệ tới 76% so với những người chỉ uống dưới một ly mỗi ngày.

AXIT AMIN

Não rất cần axit amin (là đơn vị cấu tạo của chất đạm thực phẩm) để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và cung cấp năng lượng. Các chất dẫn truyền mang tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác, cứ thế kế tiếp nhau.

Hai loại axit amin quan trọng cho não là Tryptophan và Tyroxine. Tryptophan là tiền thân của chất làm dịu thần kinh serotonin. Cơ thể không tạo ra Tryptophan được nên phải cần thực phẩm cung cấp. Còn Tyroxine cần để tạo ra các chất dẫn truyền hưng phấn trí não là Dopamine, Epinephrine và Norepinephrine. Cơ thể tạo ra được Tyroxine nếu trong thực phẩm không có đầy đủ.

CHẤT BÉO TỐT CHO NÃO

Chất béo rất cần thiết cho não từ lúc còn trong bụng mẹ cho tới khi già. Não tăng trưởng mạnh nhất trong năm đầu của cuộc sống và kích thích tăng gấp đôi khi được một năm tuổi. Chất béo là thành phần quan trọng của màng tế bào não và màng bao quanh sợi thần kinh. Do đó, trẻ nhỏ cần nhiều chất béo trong giai đoạn này. Nhu cầu đó được đáp ứng bằng sữa mẹ vốn chứa rất nhiều chất béo. Khi cơ thể phát triển, não vẫn tiếp tục cần chất béo nhưng phải là những loại không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Chất béo có cả trong thực phẩm động vật lẫn thực vật và nếu dùng ở mức độ vừa phải thì rất tốt cho não. Chất béo thực vật có ưu điểm là không có hoặc có rất ít cholesterol - một loại chất béo cần thiết nhưng nhiều quá cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu.

CÁC VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG

Não cần hầu hết các loại vitamin và chất khoáng để duy trì các chức năng của mình.

Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng giúp tránh sự thoái hóa chức năng não do tuổi già. Kết quả nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho biết, phụ nữ trung niên ăn nhiều rau có lá xanh thẫm sẽ giúp duy trì khả năng suy nghĩ tốt hơn cho tới độ tuổi 70. Trong rau lá xanh thẫm có chứa nhiều vitamin B.

Vitamin B6 cần cho sự duy trì các chức năng bình thường của não, giúp điều hòa sự sản sinh chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát giấc ngủ, cảm xúc. Vitamin này có nhiều trong thịt, cá, gan, quả hạch, đậu, chuối, quả bơ, lúa mì.
Vitamin B12 giúp duy trì hoạt động của tế bào thần kinh, cần thiết cho vỏ bọc các sợi thần kinh. B12 có nhiều trong thịt bò, thịt gà, cá, lòng đỏ trứng, phomat.
Vitamin C giúp não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Não cũng có một cơ chế để rút vitamin C về não nhiều hơn khi có nhu cầu.

Axit Folic dường như có ảnh hưởng tới chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, và khi thiếu dễ làm tinh thần buồn bã. Chất này có nhiều trong các loại rau lá xanh thẫm, hạt đậu, cám lúa mì, thịt lợn, thịt gà, tôm, cá, cua, sò, hến.

Canxi cần thiết cho sự thu nhận, dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Canxi có nhiều trong sữa, sữa chua, phomat, cá, tôm, trứng, đậu nành, hạt ngũ cốc.

Kali cần cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh và có nhiều trong cam, chuối, khoai tây, quả khô, sữa.

Sắt cần thiết cho sức khỏe tế bào thần kinh và cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Thiếu sắt thì tính tình thường trở nên cáu bẳn, kém linh lợi. Sắt có nhiều trong gan, bầu dục, thịt lợn, thịt bò, gà, cá và rau lá xanh thẫm...

Selen là một chất chống ôxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư, trì hoãn quá trình lão hóa. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy THIẾU SELEN CÓ THỂ LÀ NGUY CƠ DẪN ĐẾN HỘI CHỨNG CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO (hội chứng Down). Selen có nhiều trong cá, sò, hến, thịt động vật, ngũ cốc, trứng, tỏi, gan động vật. Rau và trái cây chứa rất ít selen.

Giải thích các bước giải:

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm