1. Trình bày đặc điểm, sự phân bố, giá trị của 3 loại đất ( đất feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao) 2. Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 3. Giải thích tại sao khí hậu của Việt Nam không giống với các nước có cùng vĩ độ như Tây Nam Á, Bắc Phi.

2 câu trả lời

$\text{1.}$

- Đất feralit:

   + Đặc điểm: Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có mùa đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm. 

   + Sự phân bố: Đất phân bố chủ yếu ở vùng miền đồi núi thấp.

   + Giá trị: Để trồng cây công nghiệp nhiệt đới

   + Đặc điểm: Chứa nhiều hữu cơ , pH thấp, ít bị bào mòn, hì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt

   + Sự phân bố: Ở các vùng đồng bằng và ven biển

   + Giá trị: Để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả

- Đất mùn núi cao:

   + Đặc điểm: Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu, độ chua thuỷ phân cao.

   + Sự phân bố: Ở các vùng miền núi cao.

   + Giá trị: Để trồng cây phòng hộ đầu nguồn

$\text{2.}$

 - Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

+ Tính nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, có mùa đông lạnh nhất nước, thời tiết vào mùa đông thường biến động.

+ Mùa đông có mưa phùn, gió bấc, nhiệt độ có thể xuống dưới 5°c ở đồng bằng và dưới o°c ở miền núi.

+ Mùa hạ nóng ẩm, có tiết mưa ngâu vào giữa tháng 8.

  -  Đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

 + Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích nhưng rất đa dạng:

 + Địa hình cacxtơ đá vôi độc đáo.

 + Các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc, Sơn, Đông Triều.

 + Giữa các miền núi có các đồng bằng nhỏ: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang…

$\text{3.}$

Khí hậu của Việt Nam không giống với các nước có cùng vĩ độ như Tây Nam Á, Bắc Phi là:

- Do Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn.

- Do đặc điểm lãnh thổ dài và ngang nên Việt Nam có ảnh hưởng lớn từu việc biển xâm nhập vào nội địa

- Do tiếp giáp với biển Đông, một nguồn dự trữ nhiệt và ẩm phong phú.

1.

*Đặc điểm :

-Đất feralit : chiếm 65% diện tích đất tự nhiên

+ Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.

+Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

-Đất phù sa :

+ Nhìn chung rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt…

-Đất mùn núi cao :Loại đất này nằm ở những nơi có độ cao tuyệt đối 900m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình feralit bị giảm đi. Khi độ cao tăng, thì nhiệt độ giảm và ẩm độ tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn. Phần lớn chúng được phân bố ở độ dốc từ 15 - 25°. Tầng đất dày từ 0,6 - 1,2m, thành phần cơ giới trung bình - nhẹ. Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu. Do nằm ở địa hình cao, dốc, nên dễ bị xói mòn, Ca2+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh, đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (50%), độ chua thủy phân cao.

*Sự phân bố :

-Đất feralit :  Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

-Đất phù sa: Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ…).

-Đất mùn núi cao : Nhóm này chỉ có 1 loại đất là đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, có diện tích 15.942 ha, chiếm 3,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở A Lưới (59,02%), Nam Đông (25,87%), Phú Lộc (15,10%).

*Gía trị sử dụng

-Đất feralit : Trồng cây phòng hộ đầu nguồn

-Đất phù sa : Được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả…

-Đất mùn núi cao : Trồng cây lâm nghiệp, tạo rừng đầu nguồn, những nơi thấp hơn và có địa hình thoải hoặc lượn sóng thì có thể trồng được các loại cây ăn quả, các loại rau có nguồn gốc ôn đới, các cây đặc sản như quế, hồi,... nhưng cần chú ý chống xói mòn và bảo vệ đất.

2.

*Địa hình : Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc và quy tụ về Tam Đảo

Tuy là vùng đồi núi thấp nhưng địa hình ở đây cũng rất đa dạng. Đặc biệt địa hình các-xtơ đá vôi độc đáo có mặt ở nhiều nơi.

Tại các miền núi còn có các đồng bằng nhỏ như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang...
Cao nhất miền là khu vực nền cổ thượng nguồn sông Chày, ở đây có nhiều ngọn núi cao trên 2000m và tạo thành những sơn nguyên hiểm trở như Đồng Văn, Hà Giang.

Ảnh hưởng:Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền.
Các sông thường có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, hai mùa lũ và mùa cạn rất rõ rệt.

*Khí hậu :mùa hạ nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.

3.-Do vị trí địa lí của nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa Châu Á , khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới

-Vị trí tiếp giáp với Biển Đông -nguồn dự trữ nhiệt và ẩm dồi dào nên hàng năm nhận được lượng bức xạ môi trường lớn

-Lãnh thổ hẹp , ngang và kéo dài , địa hình thấp dần ra biển tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa

Câu hỏi trong lớp Xem thêm