1, Sông nào dài nhất nước ta ? 2 , Phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ 3,Tính chất nhiệt đới gió mùa bị giảm sút mạnh nhất ở vùng nào ? Tại sao 4,Tại sao phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc ? 5 , Tại sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt ? 6,Diện tích đồi núi nước ta là bao nhiêu 7, Tìm hiểu về dãy Trường Sơn Bắc + Hướng núi + Ảnh hưởng của núi + Khí hậu của vùng 8, Tìm hiểu về dãy Hoàng Liên Sơn + Hướng núi + Ảnh hưởng của núi + Khí hậu của vùng

2 câu trả lời

Câu 1:

Dòng sông dài nhất VN (+ có khởi nguồn từ nước ngoài rồi chảy vào và chảy qua lãnh thổ VN) chính là dòng sông Mê Kong
Câu 2 :

Phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bộ gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

 Câu 3 :

Tính chất nhiệt đới gió mùa bị giảm sút mạnh nhất ở Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ vì :

- Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.
- Miền ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
- Miền không có địa hình che chắn. Các dãy núi ở đây mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.

Câu 4 :

Phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc vì :

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn + địa hình 3/4 là đồi núi. -> nước ta có nhiều sông suối.

- Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi (chiếm 3/4 diện tích), đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy ngắn, dốc.

Câu 5 :

Vì chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu. Khí hậu nước ta có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, vì thế sông ngòi nước ta có một mùa lũ và một mùa cạn khác nhau rõ rệt.

Câu 6 : 

Diện tích đồi núi nước ta là 331,210 km vuông

Câu 7 :

+ Hướng núi

Trường Sơn Bắc gồm nhiều dãy núi song song nhau theo hướng tây bắc - đông nam

+ Ảnh hưởng của núi

Dãy Trường Sơn Bắc bắt đầu từ phía nam sông Cả và kéo dài đến dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi chạy song song và sole nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, càng về phía Nam dãy Trường Sơn càng sát bờ biển, có nhiều dãy núi đâm ngang thẳng ra biển như Hoành Sơn (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), và Bạch Mã (giữa Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam). Sườn phía đông dốc, sườn phía tây thoai thoải.

+ Khí hậu của vùng

Có sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi

1. Sông Đồng Nai

2. Gồm đồi núi, sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

3. Tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc, Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ

Vì vị trí địa lí tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Đông Bắc. Địa hình núi thấp, hướng núi vòng cung nên đón gió Đông Bắc vào sâu đất liền.

4. Vì đất liền nước ta hẹp ngang và nằm sát biển. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi, đồi núi lấn ra sát biển nên sông ngòi ngắn, dốc

5. Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu. Khí hậu nước ta có một mùa mưa và một mùa khô, vì thế sông ngòi nước ta có một mùa lũ và một mùa cạn khác nhau rõ rệt.

6. Diện tích đồi núi nước ta chiếm `3/4` diện tích

7, Tìm hiểu về dãy Trường Sơn Bắc

+ Hướng núi: Tây Bắc - Đông Nam

                         Tây - Đông

+ Ảnh hưởng của núi: tạo bức chắn đối với các hướng gió thổi đến Bắc Trung Bộ. Chắn gió mùa Tây Nam, gây ra gió phương tây nam khô nóng thổi xuống dải đồng bằng ven biển vào đầu mùa mưa. Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi.

+ Khí hậu của vùng: Phân hóa khí hậu theo đai cao.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm