1. Nhân tố quy định tính chất nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là A: đất đai. B: địa hình. C: nguồn nước. D: khí hậu. 2. Ở miền núi, trở ngại chủ yếu trong phát triển giao thông vận tải là A: dân cư thưa thớt. B: địa hình hiểm trở. C: sông ngòi ngắn, dốc. D: khí hậu khắc nghiệt. 3. Rừng tự nhiên của nước ta được chia thành 3 loại là: A: rừng phòng hộ; rừng sản xuất; rừng ngập mặn. B: rừng phòng hộ; rừng ngập mặn; rừng đặc dụng. C: rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng sản xuất. D: rừng sản xuất; rừng đặc dụng; rừng nguyên sinh. 4. Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và an ninh do A: có quan hệ chặt chẽ với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. B: tiếp giáp với hai nước là Lào và Căm pu chia. C: tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên qua toàn bộ vùng. D: có nhiều cửa khẩu quan trọng thông thương với nước ngoài. 5. Dạng địa hình ven biển thuận lợi để hình thành các hải cảng là A: tam giác châu. B: vũng vịnh. C: đầm phá. D: bãi triều. 6. Hiện nay, nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp chủ yếu do A: xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến. B: số người trong độ tuổi sinh đẻ ít. C: thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. D: đời sống nhân dân còn khó khăn. 7. Đông Nam Bộ có thế mạnh về đánh bắt hải sản chủ yếu do A: ít chịu ảnh hưởng của bão. B: nằm gần ngư trường lớn. C: phương tiện tàu thuyền hiện đại. D: có thị trường tiêu thụ lớn. 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Trị An thuộc lưu vực hệ thống sông A: Cả. B: Thu Bồn. C: Mã. D: Đồng Nai. 9. Cây công nghiệp tiêu biểu ở Tây Nguyên là A: cao su, hồ tiêu, điều. B: cà phê, hồ tiêu, bông. C: cà phê, điều, bông. D: cà phê, cao su, chè. 10. Đặc điểm nào sau đây không phải là mặt mạnh của nguồn lao động ở nước ta? A: Lao động trẻ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. B: Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. C: Lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm. D: Lao động có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cao. 11. Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây? A: Đồng bằng và trung du. B: Đồng bằng và duyên hải. C: Miền núi và trung du. D: Trung du và duyên hải. 12. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm? A: Đem lại hiệu quả kinh tế cao. B: Có thế mạnh lâu dài. C: Không gây ô nhiễm môi trường. D: Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết trâu được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây? A: Nghệ An. B: Quảng Trị. C: Ninh Bình. D: Hà Tĩnh. 14. Cây công nghiệp hàng năm thích hợp với đất cát pha ven biển ở Bắc Trung Bộ là: A: lạc, vừng, mía. B: lạc, đậu tương, đay. C: lạc, đậu tương, bông. D: dâu tằm, lạc, cói. 15. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng đánh bắt hải sản lớn nhất cả nước không do nguyên nhân nào? A: Đường bờ biển dài. B: Biển ấm quanh năm. C: Ngư trường rộng lớn. D: Nhiều vịnh, đầm phá. 16. Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn nhất miền Bắc không phải do A: công nghiệp, dịch vụ phát triển. B: cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện. C: vị trí địa lý thuận lợi. D: số lượng người nhập cư lớn. 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng X? A: Nha Trang. B: Lạng Sơn. C: Đồng Hới. D: Đà Lạt. 18. Vùng có mật độ dân số thấp nhất ở nước ta hiện nay là A: Tây Nguyên. B: Trung du và miền núi Bắc Bộ. C: Bắc Trung Bộ. D: Đồng bằng sông Cửu Long. 19. Trong phát triển nông nghiệp, vùng có trình độ thâm canh cao nhất là A: Đông Nam Bộ. B: Đồng bằng sông Hồng. C: Trung du và miền núi Bắc Bộ. D: Bắc Trung Bộ. 20. Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang được chuyển dịch theo hướng A: phát triển đồng đều các ngành. B: chú trọng vào ngành công nghiệp khai thác. C: công nghiệp hoá - hiện đại hoá. D: đẩy mạnh nông – lâm – thủy sản.

2 câu trả lời

1A

2B

3C

4B

5B

6C

7A

8D

9D

10D

11A và B đều đúng

12C

13A

14A

15A

16C

17C

18B

19A

20C

Cho mình câu trả lời hay nhất nha

1.D

2.B

3.B

4.A

5.D

6.C

7.D

8.A

9.A

10.A

11.A

.12.B

13.C

Câu hỏi trong lớp Xem thêm