1. Kiểu gen nào trong các kiểu gen sau là thể đồng hợp? A. AaBb B. aabb C. AaBB D. aaBb Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng? A. Aa B. AA và Aa C. AA và aa D. AA, Aa và aa 2. Kiểu gen nào trong các kiểu gen sau dị hợp hai cặp gen? A. AaBb B. aaBb C. AABb D. aaBB Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau? A. 4 B. 8C. 16 D. 32 3. Ở Ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 4 Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST? A. 38. B. 34. C. 68 .D. 36. 5. Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau của nguyên phân là: A. 12 B. 48. C. 46 D. 45. 6. Ở Người 2n = 46. Một tế bào của người đang ở kì sau của quá trình nguyên phân số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu? A. 20 B. 23 C. 46 D. 92 7: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được: A. 1 trứng và 3 thể cực B. 4 trứng C. 3 trứng và 1 thể cực D. 4 thể cực 8. Qua giảm phân, ở động vật mỗi noãn bào bậc 1 cho: A. 4 tinh trùng C. 4 trứng B. 1 trứng và 3 thể cực D. 3 trứng và 1 thể cực. 9: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là: A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần 10. / Sự kiện nào sau đây không có ở nguyên phân? A. Các NST phân li về 2 cực tế bào B. NST tự nhân đôi 1 lần C. Các NST tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. D. Có sự tiếp hợp giữa các NST kép tương đồng. 11. Trong chu kì tế bào, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào? A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau 12. Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình Nguyên phân như thế nào? A. Đóng xoắn cực đại B. Bắt đầu đóng xoắn C. Dãn xoắn D. Bắt đầu tháo xoắn 13 Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là: A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn B. Lưỡng bội ở trạng thái kép C. Đơn bội ở trạng thái đơn D. Đơn bội ở trạng thái kép 14. Giảm phân là Hình thức phân bào xảy ra ở: A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín C. Tế bào mầm sinh dục D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng 15. Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở: A. Kì trung gian trước lần phân bào I B. Kì giữa của lần phân bàoI C. Kì trung gian trước lần phân bào II D. Kì giữa của lần phân bào II
2 câu trả lời
1. Kiểu gen nào trong các kiểu gen sau là thể đồng hợp?
⇒ B. aabb
Giải thích: Thể đồng hợp là cơ thể có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.
Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?
⇒ D. AA, Aa và aa
Giải thích: Kiểu gen thuần chủng là kiểu gen đồng hợp chứa cặp gen gồm 2 alen tương ứng giống nhau.
2. Kiểu gen nào trong các kiểu gen sau dị hợp hai cặp gen?
⇒ A. AaBb
Giải thích: Kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen là: AaBb.
Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
⇒ C. 16
Giải thích: Ở kì sau của quá trình nguyên phân, các NST tồn tại ở trạng thái 4n đơn = 16.
3. Ở Ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn?
⇒ B. 8
Giải thích: Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào có n NST kép đang phân li về 2 cực. Tế bào có 2n NST đơn = 8.
4. Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST?
⇒ C. 68
Giải thích: 2n = 36, thể một nhiễm kép có số lượng NST: 2n - 1 - 1 = 34 NST. Ở kì sau giảm phân I, NST nhân đôi nhưng chưa phân chia thành 2 tế bào con nên bộ NST trong tế bào là: 34 × 2 = 68 NST.
5. Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau của nguyên phân là:
⇒ C. 46
Giải thích: Thể 1 có bộ NST 2n - 1 = 23. Ở kì sau NST kép tách thành 2 NST đơn và tế bào vẫn chưa phân chia ⇒ bộ NST = 2x(2n - 1) = 46
6. Ở Người 2n = 46. Một tế bào của người đang ở kì sau của quá trình nguyên phân số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu?
⇒ D. 92
Giải thích: Ở kì sau, tế bào có 4n NST đơn, do đó tế bào ở người đang ở kì sau nguyên phân có 92 NST.
7: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:
⇒ A. 1 trứng và 3 thể cực
Giải thích: Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể cực (n) và 1 tế bào trứng (n).
8. Qua giảm phân, ở động vật mỗi noãn bào bậc 1 cho:
⇒ B. 1 trứng và 3 thể cực.
Giải thích: Qua giảm phân, ở động vật, mỗi noãn bào bậc 1 cho ra 1 trứng.
9: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:
⇒ A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần
Giải thích: Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp, nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần.
11. Trong chu kì tế bào, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
⇒ A. Kì trung gian
Giải thích: Ở kì trung gian NST duỗi xoắn hoàn toàn, tự nhân đôi tạo thành NST kép gồm 2 cromatit.
12. Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình Nguyên phân như thế nào?
⇒ C. Dãn xoắn
Giải thích: Ở kì cuối của quá trình nguyên phân, NST dãn xoắn.
13. Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
⇒ A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
Giải thích: Kết thúc quá trình nguyên phân, mỗi tế bào con có bộ NST lưỡng bội (2n) ở trạng thái đơn.
14. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:
⇒ B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín
Giải thích: Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.
15. Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:
⇒ A. Kì trung gian trước lần phân bào I
Giải thích: Trong giảm phân, NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian của giảm phân I.