1 em hãy mô tả vòng đời kí sinh của giun đũa 2 : để phòng tránh bệnh giun sán chúng ta phải làm gì? 3: Trình bày hình dạng ngoài và di chuyển của giun đất
2 câu trả lời
- Vòng đời giun đũa:
Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm, thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng (qua rau sống, quả tươi,...) đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi, rồi trở lại ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy
- Các biện pháp phòng bệnh giun sán
+ Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ.
+ Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
- Hình dạng ngoài và di chuyển của giun đất:
+ Hình dạng: đầu giun, đuôi giun, đai SD. lưng, bụng giun, hệ tuần hoàn có máu đỏ tươi, nhiều đốt, da trơn
+ Di chuyển:
-> Thu mình làm phồng đầu, thun đoạn đuôi
-> Dùng toàn thân và vòng tơ để dựa, vươn đầu về trước
-> Thu mình phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
(Lặp lại tương tự)
1.Vòng đời giun đũa:
- Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra --> vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy.
2. Cách phòng tránh bệnh giun sán:
-Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
3. Hình dạng ngoài của giun đất:
- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
- Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
- Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.
- Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
Di chuyển của giun đất
1. Giun chuẩn bị bò.
2. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.
3. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.
4. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.