1) Điểm cực B và cực N của nước ta nằm ở những vĩ độ nào? 2) Quần đảo nào xa nhất của nước ta ? 3) Hiện nay nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố? 4) Từ điểm cực D đến cực T nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến? 5) Nguyên nhân nào làm cho sinh vật nước ta phong phú, đa dạng? 6) Đường biên giới trên đất liền nước ta dài bao nhiêu km? 7) Việt Nam gắn liền với châu lục, đại dương nào? 8) Nước ta trải qua những giai đoạn hình thành vùng mỏ khoáng sản chính nào? Trình bày đặc điểm hình thành mỏ khoáng sản chính của giai đoạn tiền cambri, tân kiến tạo? 9) Cho biết thực trạng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta hiện tại? Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó ( Ai giỏi địa, giải hộ mình với, làm bài ngắn gọn, dễ hiểu là được, thanks)

2 câu trả lời

1.

- Điểm cực Bắc : vĩ độ 23 độ 23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
-Điểm cực Nam : vĩ độ 8 độ 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

2. Quần đảo Trường sa thuộc huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hoà

3. Hiện nay nước ta có 63 tỉnh, thành phố.

4. Từ điểm cực D đến cực T nước ta mở rộng 15 độ kinh tuyến.

5. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô vùng phong phú

6. Đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km.

7. Châu Á  Thái Bình Dương

8.

- Giai đoạn Tiền Cambri

Các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quý... phân bố tại các nền cổ, đã bị biến chất mạnh.

- Giai đoạn Cổ kiến tạo

Sản sinh rất nhiều loại khoáng sản và phân bố trên khắp lãnh thổ nước ta. Các khoáng sản chính là apatit, than, sát, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm, bôxit trầm tích, đá vôi, đá quý...

- Giai đoạn Tân kiến tạo

Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn tập trung ở các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa và dưới đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long..., các mỏ bôxit (quặng nhôm) ở Tây Nguyên.

9. Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng về chủng loại. Một số loại khoáng sản có trữ lượng, tiềm năng lớn có thể phát triển thành ngành công nghiệp như dầu khí, bauxite, titan, than, đất hiếm, tiềm năng năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt là năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt.
Tuy nhiên tài nguyên chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ tiềm năng, các giá trị; chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững, một số loại bị khai thác quá mức nên suy thoái, cạn kiệt… cũng là một trong những vấn đề cấp thiết cần được sớm xử lý.

Nguyên nhân: Tình trạng khai thác và xuất khẩu khoáng sản trái phép vẫn tồn tại, thậm chí quy mô có vẻ như lớn hơn, lộng hành hơn.

1.

- Điểm cực Bắc: vĩ độ 23 độ 23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
- Điểm cực Nam: vĩ độ 8 độ 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

2. Quần đảo Trường sa thuộc huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hoà

3. Hiện nay nước ta có 63 tỉnh, thành phố.

4. Từ điểm cực D đến cực T nước ta mở rộng 15 độ kinh tuyến.

5. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô vùng phong phú

6. Đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km.

7. Châu Á  Thái Bình Dương

8. - Giai đoạn Tiền Cambri: Các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quý... phân bố tại các nền cổ, đã bị biến chất mạnh.

- Giai đoạn Cổ kiến tạo: Sản sinh rất nhiều loại khoáng sản và phân bố trên khắp lãnh thổ nước ta. Các khoáng sản chính là apatit, than, sát, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm, bôxit trầm tích, đá vôi, đá quý...

- Giai đoạn Tân kiến tạo: Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn tập trung ở các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa và dưới đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long..., các mỏ bôxit (quặng nhôm) ở Tây Nguyên.

9. 
- Thực trạng: tài nguyên chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ tiềm năng, các giá trị; chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững, một số loại bị khai thác quá mức nên suy thoái, cạn kiệt

- Nguyên nhân: Tình trạng khai thác và xuất khẩu khoáng sản trái phép vẫn tồn tại mà chưa được các cấp, các ngàng xử lý.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm