1. Đặc điểm gió mùa tây nam từ tháng 5 - tháng 10 ? 2. Nêu khó khăn của khí hậu nước ta mang lại ? 3. Khó khăn của sông ngòi mang lại ? 4. Điểm cực Đông phần đất liền thuộc tỉnh nào ? 5. Đặc điểm của Đồng bằng sông Hồng ? 6. Địa hình cacxtơ tập trung nhiều ở miền nào ? 7. Tính thất thường của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất ? ( giúp mình với chiều mình thi rồi !!! )

1 câu trả lời

Câu 1

Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10.

- Gió: gió mùa Tây Nam xen kẽ là gió Tín phong ở nửa cầu bắc thổi theo hướng đông nam.

- Phạm vi: Toàn quốc.

- Đặc điểm thời tiết:

   + Nhiệt độ cao trên toàn quốc và đạt trên 25 độ C ở vùng thấp.

   + Lượng mưa lớn tập trung khoảng 80% lượng mưa của của cả nước.

- Vào đầu mùa hạ khu vực Tây Bắc, miền Trung có gió tây khô nóng hoạt động.

- Các kiểu thời tiết đặc biệt trong mùa này là gió tây, mưa ngâu và bão,…

câu 2

- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Khó khăn:

+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.

+ Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyên.

- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Khó khăn:

+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.

+ Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyên.

câu 3

Những thuận lợi do sông ngòi mang lại cho nhân dân ta :

+ Phát triển thủy điện

+ Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân

+ Vai trò lamg thủy lợi

+ Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực

+ Nuôi và khai thac thủy sản

+ Là đường giao thông quan trọng

+ Phát triển du lịch

+ Hoạt động văn hóa - xã hội

* Khó khăn :

+ Gây ngập úng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long

+ Lũ quét

Câu 4

Cực Tây của Việt Nam - Cột mốc số 0 tại A Pa Chải, Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên

Mốc Cực Tây Việt nam là cột mốc biên giới hình tam giác , có 3 mặt ghi bằng tiếng Việt - Lào - Trung. Cột mốc được đặt tại bản Tá miếu - xã Sín thầu - huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên. Cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km.

Cung đường chinh phục cực Tây trải qua nhiều địa hình phức tạp, vất vả. Đây chính là điểm đến khó chinh phục nhất trong các cực, thử thách sự quyết tâm, bền bỉ của bất kỳ ai muốn chạm đến.

Cực Bắc của Tổ Quốc - Cột cờ Lũng Cú tại Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang

Cột cờ Lũng Cú tại Xã Lũng Cú, Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang từ lâu được biết đến là điểm cực bắc Tổ quốc. Tuy nhiên, thực tế, tọa độ cực bắc được xem là chính xác còn cách cột cờ Lũng Cú vài km nữa nằm ở gần sông Nho Quế. Do khu vực này hiểm trở khó đi lại, nên từ lâu cột cờ Lũng Cú đã được coi là điểm cực Bắc của Tổ Quốc

Cực Nam Việt Nam - Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau

Ở cực nam, Cà Mau, mốc GPS001 cùng biểu tượng con tàu Đất Mũi tại Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hển, Tỉnh Cà Mau chưa phải là tọa độ chuẩn. Điểm tương đối chính xác phải là bờ biển ở phía nam thuộc Khu du lịch Khai Long. Tuy nhiên mọi người đều chấp nhận nơi có biểu tượng con tàu là cực Nam của đất liền

Hai điểm cực Bắc và cực Nam chưa phải tọa độ chính xác nhưng vẫn trong cùng một tỉnh. Còn cực đông gây tranh cãi này lại nằm ở hai tỉnh gần nhau, Mũi Điện thuộc Phú Yên và Mũi Đôi thuộc Khánh Hòa.

Cực Đông đất liền Việt Nam thực sự nằm ở đâu?

Hiện nay tại Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh) người ta có xây dựng một tấm bảng bằng đá hoa cương ghi dòng chữ “Điểm cực Đông – Nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”.

Có một điểm cực đông khác được xác định bằng tọa độ GPS và được đánh dấu bằng một cái chóp inox trên tảng đá khá cao ở Mũi Đôi bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

câu 5

 Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng:

- Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.

 Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng:

- Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.

câu 6

 Miền Bắc

⇒ Địa hình vùng núi ở miền Bắc như Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc có nhiều núi đá vôi, với lượng mưa lớn mưa tập trung theo mùa nên ở các vùng này có các dạng địa hình cacxto hình thành

câu 7 khó quá nha bạn 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm