1. Bài tiết là gì? Kể tên các giai đoạn của quá trình bài tiết? 2. Da được phân thành mấy lớp? Trình bày chức năng của da? 3. Vị trí và các thành phần của não bộ? 4. Cho ví dụ về phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện 5. Các bộ phận của cơ quan phân tích? Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác và cơ quan phân tích thính giác

1 câu trả lời

Đáp án:1,Bài tiết là quá trình cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể

Vai trò của hệ bài tiết là :

+Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường

+ Nhờ hoạt động bài tiết mà các chất bên trong luôn ổn định

Các sản phẩm bài tiết là:

+Thận bài tiết (90%) sản phẩm bài tiết chủ yếu là nước tiểu

+ Da bài tiết (10%) sản phẩm bài tiết là mồ hôi.

+ Phổi bài tiết khi CO2

- Quá trình hình thành nước tiểu:

Quá trình 1: quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo nên nước tiểu đầu ở nang cầu thận

Quá trinh 2 : Quá trình hấp thụ lại các chât dinh dưỡng H2O ,các ion cần thiết ( ống thận)

Quá trình 3: Bài tiết tiếp các chất cặn bã ,các chất độc để tạo ra nước tiểu chính thức

 2,

a. Lớp biểu bì: tầng sừng và tầng tế bào sống

* Tầng sừng - Đặc điểm:

+ Nằm ở ngoài cùng của da.

+ Gồm những tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau và dễ bong ra.

- Vì vậy, vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy nhỏ trắng bong ra như phấn trắng đó chính là tế bào lớp ngoài cùng của da đã chết và hóa sừng bong ra.

* Lớp tế bào sống

- Đặc điểm:

+ Nằm dưới lớp sừng.

+ Lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới thay thế lớp tế bào ở lớp sừng đã bong ra.

+ Có chứa sắc tố qui định màu sắc da. Tạo nên các màu da khác nhau

- Các tế bào ở lớp tế bào sống dễ hấp thụ tia UV của ánh sáng mặt trời  sạm da, đen da (hình thành sắc tố mealin) … thậm chí có thể gây ung thư da  cần phải bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu.

- Biện pháp bảo vệ da:

+ Đội mũ, nón, đeo khẩu trang. + Mặc áo chống nắng, áo dài tay. + Bôi kem chống nắng …

b. Lớp bì

- Đặc điểm:

+ Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt

+ Gồm có: thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu

+ Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác. Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. Mức độ đàn hồi của các sợi collagen phụ thuộc vào từng lứa tuối làm biến đổi hình thái của da.

- Lớp biều bì có vai trò giúp cho:

+ Da chúng ta luôn mềm mại và không thấm nước vì: các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn.

+ Trên da có các thụ cẩm nằm dưới da, có dây thần kinh nên ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc.

+ Da có phản ứng khi trời quá nóng hoặc quá lạnh: .) Khi trời nóng: mao mạch dưới da dãn tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi. .) Khi trời lạnh: mao mạch dưới da co cơ chân lông co lại

c. Lớp mỡ dưới da

- Đặc điểm: chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt

* Các sản phẩm của da - Lông và móng là sản phẩm của da.

- Chúng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.

Chức năng của da: Bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do dặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn, sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.

3,

-não gồm:trụ não ,tiểu não,não trung gian và đại não

-trụ não tiếp liền với tủy sống

-tiểu não nằm phía sau trụ não

-não trung gian nằm giữa đại não và tiểu não

-đại não nằm phía trên cùng

4,Phản xạ có điều kiện :Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ,Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học,Chẳng dại gì mà chơi đùa với lửa

Phản xạ không điều kiện:

Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại,Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra,Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởi gai ốc

5,

Cơ quan phân tích thị giác
Cơ quan phân tích thị giác gồm các tế bào thụ cảm thị giác trong màng luới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.

1. Cấu tạo của mắt

Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que.

2. Cấu tạo của màng lưới

Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Các tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm.
Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng (nằm trên trục mắt), càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là các tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác. Chính vì vậy khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiện trên điểm vàng.
Còn điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào đó sẽ không nhìn thấy gì. Như vậy, sự phân tích hình ảnh cũng xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm.

Cơ Quan phân tích thị giác

* Cấu tạo ngoài

- Hình dạng: hình cầu

- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.

- Vận động: cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.

* Cấu tạo trong

- Các lớp màng bao bọc: Cầu mắt có 3 lớp màng

+ Màng cứng: nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt

+ Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.

+ Màng lưới: chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que)

- Môi trường trong suốt:

+ Màng giác: nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.

+ Thủy dịch

+ Thể thủy tinh

+ Dịch thủy tinh

Cơ quan phân tích thính giác

- Tai ngoài gồm:

+ Vành tai: có nhiệm vụ hứng sóng âm.

+ Ống tai: hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm.

- Tai giữa là 1 khoang xương gồm:

+ Chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau.

+ Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần). Khoảng tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

- Tai trong gồm:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian

+ Ốc tai: thu nhận các kích thích của sóng âm.

Giải thích các bước giải:

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm